Cập nhật báo cáo tài chính CTD quý 4 năm 2022, công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam trong nhiều năm qua. Đặc biệt, công ty còn được biết đến bởi sự kiện rất nổi về vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông lớn là Kustocem và Ban lãnh đạo của công ty, đại diện là Chủ tịch Nguyễn Bá Dương. Gác lại những vấn đề lùm xùm của CTD trong thời gian vừa qua, hiện tại hoạt động kinh doanh chính của CTD là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bên cạnh đó, định hướng chiến lược trong 5 năm tới của CTD là phát triển thêm mảng xây dựng Hạ tầng với xu hướng đầu tư công và xây dựng Khu công nghiệp. Ngoài ra, CTD đang trong quá trình tái cấu trúc, những dự án mang tầm cỡ quốc tế như dự án LEGO, dự án Sân bay Long Thành là những điểm tích cực cho quá trình tái cấu trúc của công ty.
Kết quả kinh doanh của CTD trong quý 4 năm 2022
- Doanh thu Q4/2022 đạt mức 6,230 tỷ đồng, tăng trưởng 113% so với cùng kỳ 2021 và gấp đôi so với quý trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt mức 19 tỷ đồng so với mức lợi nhuận âm trong cùng kỳ 2021. Lũy kế cả năm 2022, CTD đạt 97% chỉ tiêu về doanh thu và hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được đặt ra vào đầu năm.
- Biên lợi nhuận gộp được cải thiện mạnh trong Q4/2022 đạt 2.8% so với mức 1.1% trong quý trước đó bởi giá nguyên vật liệu hạ nhiệt và tồn kho nguyên liệu giá cao đã hết.
- Biên lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức dương đầu tiên sau 2 quý âm trước đó do CTD đã hoàn nhập khoảng 31 tỷ chi phí dự phòng trong Q4/2022.
=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web
Bảng cân đối kế toán của CTD
- Tổng tài sản có xu hướng tăng từ cuối năm 2021 cho đến nay đến từ khoản mục hàng tồn kho và khoản phải thu. Khoản mục khoản phải thu tiếp tục là yếu tố chính khiến quy mô tổng tài sản của CTD tăng lên khi trong ký công ty đã ghi nhận doanh thu với một số khách hàng khác và số tiền này đưa vào khoản phải thu. Bên cạnh đó nếu so sánh với Q3/2022 thì phần dự phòng trích lập khoản phải thu của CTD tăng hơn 100 tỷ trong kỳ.
- Tuy nhiên theo ban lãnh đạo thì CTD đã trích lập tương đối đủ số nợ xấu có thể phát sinh từ năm 2020 cho đến giờ, hiện tại một số dự án của CTD được ký mới trong năm hầu hết là những dự án vốn FDI và dự án vốn nhà nước và các chủ đầu tư tương đối lớn, do đó rủi ro về trích lập dự phòng tiếp sẽ bớt đi phần nào
(BCTC Q3/2022 của CTD)
(BCTC Q4/2022 của CTD)
- Tổng nguồn vốn của CTD cũng tăng tương tự và động lực chính đến từ các khoản nợ của công ty. Từ sau khi nhóm cổ đông nước ngoài là Kusto nắm quyền điều hành doanh nghiệp, CTD bắt đầu phát sinh những khoản nợ vay cả ngắn và dài hạn, có thể thấy tỷ lệ nợ trước đó chỉ 0% thì hiện nay đã tăng lên 5-8% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên đây vẫn được coi là tỷ lệ rất thấp đối với một công ty trong lĩnh vực xây dựng vì lượng tiền mặt của CTD vẫn là tương đối lớn, đủ khả năng để không xảy ra rủi ro về thanh toán.
=> Xem thêm: Báo cáo tài chính VCG quý 4 năm 2022 - Hưởng lợi từ đầu tư công
Triển vọng của CTD trong năm 2023
- Trong năm 2022, CTD đã trúng thầu được những dự án lớn như LEGO, sân bay Long Thành,... cho thấy năng lực đàm phán của CTD và sự uy tín của doanh nghiệp khi thực hiện những dự án lớn. Cùng với đó là lượng backlog rất nhiều từ năm trước sẽ là động lực tăng trưởng của CTD trong năm nay.
- Tuy nhiên rủi ro vẫn còn đó, thị trường bất động sản vẫn đóng băng và chưa hẹn ngày trở lại, bên cạnh đó là những khoản nợ xấu phát sinh khiến bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Do đó với những khó khăn đó, CTD sẽ gặp phải thách thức lớn nếu muốn bứt phá trong năm nay, vì thế sẽ là tốt hơn nếu những rủi ro trên được giảm xuống, đó sẽ là thời điểm thích hợp hơn để giải ngân đối với mã cổ phiếu này.
=> Xem thêm: Nhận định ngành xây dựng - Cú hích từ tăng tốc giải ngân đầu tư công | Cổ phiếu VCG, C4G, LCG, HHV