Cổ phiếu SAB được kỳ vọng và đánh giá cao trong năm 2022 đặc biệt thời điểm World Cup 2022 diễn ra, cùng cập nhật ngay báo cáo tài chính SAB quý 4 năm 2022 và những triển vọng trong năm 2023. Khi nhắc đến Sabeco người ta sẽ nhớ ngay đến thương vụ M&A lớn nhất Việt Nam vào năm 2017 của ThaiBev khi mua lại 53.6% cổ phần của Sabeco với số tiền khổng lồ lên đến 5 tỷ USD tương ứng với mức giá hơn 300,000 đồng/cp. Hiện tại Sabeco là công ty bia lớn nhất Việt Nam với hơn 26 nhà máy trên cả nước, tổng công suất hiện nay lên đến 2 tỷ lít/năm. Nguồn doanh thu chính của SAB đến từ bán bia, ngoài ra còn có phân phối các nguyên phụ liệu và nước giải khát. 

Kết quả kinh doanh của SAB trong quý 4 năm 2022

  • Doanh thu trong Q4/2022 của SAB đạt mức 10,029 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 16% so với quý trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt 1,043 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ và giảm 22% so với quý trước đó
  • Lũy kế cả năm 2022 SAB ghi nhận mức doanh thu 34,979 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5,224 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 162% và 276% so với năm 2021 do mức nền thấp của năm 2021 được tạo ra bởi dịch covid và SAB đã hoàn thành được kế hoạch đề ra ban đầu. 
  • Doanh thu tăng trưởng tốt được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng mạnh khi tháng 11 diễn ra World Cup 2022 và được hỗ trợ thêm bởi giá bán có xu hướng tăng.
  • Biên lợi nhuận giảm còn 28.1% trong khi đỉnh quý 2 năm 2022 là 34.3%. Nguyên nhân cho sự sụt giảm biên lợi nhuận đến từ việc SAB đã ký hợp đồng giá nguyên liệu từ đầu Q3/2022, trong khi ngay sau đó giá Nhôm và Lúa mạch đều ghi nhận mức giảm lần lượt là 18% và 15% đã khiến SAB chịu tổn thất và khiến biên lợi nhuận gộp suy giảm
  • Biên lợi nhuận ròng có xu hướng giảm mạnh hơn biên lợi nhuận gộp, nguyên nhân là do tình hình cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hơn giữa các nhà sản xuất bia khiến SAB phải chi nhiều tiền hơn cho những chiến lược bán hàng, marketing sản phẩm của mình. 

 

=> Xem thêm: Báo cáo tài chính VNM quý 4 năm 2022 - Chạy đà cho năm mới

Bảng cân đối kế toán của SAB

  • Tổng tài sản đang trong xu hướng tăng nhẹ, chủ yếu đến từ những tài sản khác. Khoản mục tiền và tiền gửi vẫn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 70% tổng tài sản mặc cho Q4/2022 có sự suy giảm nhẹ.
  • Tổng nguồn vốn cũng không biến động quá nhiều, tỷ lệ nợ vay có xu hướng tăng lên đạt mức 3% tuy nhiên đây cũng là tỷ lệ tương đối thấp và không quá đáng lo ngại đối với SAB. Bên cạnh đó nợ chiếm dụng trong kỳ tăng khoảng 16% so với quý trước có thể do đây là thời điểm SAB nhập nguồn nguyên liệu mới từ nhà cung cấp, với mức nợ chiếm dụng tương đối lớn, chiếm khoảng 25% tổng nguồn vốn cho thấy sức mạnh đàm phán của SAB là rất tốt với vị thế dẫn đầu ngành bia tại Việt Nam

 

=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web

Triển vọng của SAB trong năm 2023

  • SAB thường sử dụng chiến lược phòng hộ rủi ro nhằm chốt trước chi phí nguyên liệu trong 6 đến 9 tháng tiếp theo. Do đó với việc SAB đã chốt giá nguyên liệu trong Q3 và sau đó giá nguyên liệu là nhôm và lúa mạch vẫn đang trong xu hướng giảm, kỳ vọng 6 tháng đầu năm 2023 SAB sẽ chốt được giá nguyên liệu với mức giá thấp hơn, do đó sẽ là động lực để hỗ trợ biên lợi nhuận trong năm 2023. 
  • Bên cạnh đó là sức mạnh thương hiệu của SAB đang được cải thiện cũng sẽ giúp cho doanh số của công ty được nâng lên. Tuy nhiên rủi ro về sức mua của người dân cũng có thể có khi nền kinh tế đang trở nên chững lại sẽ cần phải được theo dõi trong thời gian tới. 

 

=> Xem thêm: Triển vọng thị trường trong năm 2023 - Ý tưởng đầu tư cho nhóm cổ phiếu tiềm năng