Cập nhật báo cáo tài chính TNG quý 4 năm 2022, TNG là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam sang các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ và EU với các sản phẩm chủ lực là áo Jacket, quần Cargo, quần áo trẻ em,... Đây là mảng kinh doanh chính chiếm đến 98% tổng doanh thu của TNG. Hai mảng kinh doanh còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ là mảng thời trang nội địa và mảng bất động sản. 

Kết quả kinh doanh của TNG trong quý 4 năm 2022

  • Doanh thu thuần trong quý 4 năm 2022 của TNG đạt 1,516 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức 60 tỷ, tăng lần lượt là 11.2% và -5% so với cùng kỳ. 
  • Lũy kế cả năm 2022TNG ghi nhận mức doanh thu 6,778 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 292 tỷ đồng, tăng lần lượt là 103% và 135% so với cùng kỳ. Hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra đầu năm. Tuy nửa cuối năm 2022 nhu cầu ở các thị trường chính của TNG tương đối yếu nhưng kết quả kinh doanh vẫn được duy trì đến từ việc công ty vẫn giữ được đơn hàng có giá trị gia tăng cao từ các khách hàng ở phân khúc cao cấp
  • Biên lợi nhuận gộp có phần tăng nhẹ hơn so với quý 3 năm 2022 do Trung Quốc đang dần nới lỏng chính sách Zero Covid khiến hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn, tiết giảm được chi phí logistics cũng như là hạn chế rủi ro về chuỗi cung ứng giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp.
  • Biên lợi nhuận ròng có xu hướng giảm với tác động tiêu cực từ chi phí lãi vay tăng cao trong bối cảnh lãi suất đang được neo ở mức cao như hiện nay. 

 

=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web

Bảng cân đối kế toán của TNG

  • Tổng tài sản có xu hướng tăng qua thời gian, khoản mục tác động lớn đến quy mô tổng tài sản đến từ hàng tồn kho. Có vẻ sau khi Trung Quốc có những động thái nới lỏng thì TNG đã nhân cơ hội đó để nhập nguyên phụ liệu về phục vụ cho sản xuất khiến khoản mục chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang trong hàng tồn kho tăng mạnh hơn 50% so với đầu năm. Tuy nhiên điều này có thực sự mang lại hiệu quả không thì vẫn chưa thể kết luận được khi đầu ra tại thị trường Mỹ và EU vẫn đang gặp khó khăn bởi nhu cầu yếu do lạm phát và suy thoái. 
  • Tổng nguồn vốn không cho thấy sự thay đổi quá nhiều. Mặc dù vay nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên để tài trợ cho lượng nguyên liệu trong hàng tồn kho mới phát sinh, tuy nhiên tỷ lệ tổng nợ vay/TTS vẫn đang trong xu hướng giảm xuống chỉ còn dưới 50%. Với bối cảnh lãi suất cao như hiện nay việc giảm nợ là điều nên làm và TNG đang nhận thức được điều đó, tuy nhiên tỷ lệ nợ vay vẫn ở mức cao do đó vẫn sẽ tiềm ẩn những rủi ro nếu có bất cứ 1 biến cố xấu nào xảy ra. 

 

=> Xem thêm: Báo cáo tài chính GIL quý 4 năm 2022 - Cái giá phải trả khi không đa dạng hóa

Triển vọng của TNG trong năm 2023

Với bối cảnh kinh tế đang đứng trước nguy cơ suy thoái, nhiều khách hàng của TNG đã phải trở nên cẩn trọng hơn với việc đặt các đơn hàng của mình. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và sức mua của người tiêu dùng giảm. VITAS cũng lưu ý rằng các công ty dệt may trong nước đã phải cắt giảm khoảng 10-15% sản lượng và nhiều công ty buộc phải cắt giảm nhân sự. Do đó có thể TNG sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong Q1/2023 khi nhu cầu trở nên ngày càng yếu đi tại thị trường Mỹ và Châu Âu.

 

=> Xem thêm: Cách đọc báo cáo tài chính nhanh ngành Dệt May đơn giản và hiệu quả