Trong phần 1 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mô hình cờ đuôi nheo là gì, diễn biến tâm lý và phân biệt với các mô hình khác, anh chị chưa đọc phần trước có thể tìm lại bài cũ trước đó. Vậy có các dạng cờ đuôi nheo nào? Đâu là cách giao dịch hiệu quả với mô hình này? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần 2 này nhé.

Các dạng mô hình cờ đuôi nheo

Có 2 dạng mô hình chính đó là: mô hình cờ đuôi nheo tăng và mô hình cờ đuôi nheo giảm.

Mô hình cờ đuôi nheo tăng (Bullish Pennant)

Mô hình cờ đuôi nheo tăng (Bullish Pennant) được hình thành sau một xu hướng tăng mạnh, tạo thành cán cờ hoàn chỉnh. Khi đó một số người bắt đầu chốt lời vì thấy lợi nhuận kiếm được đã đủ, một số người thì vẫn kỳ vọng giá tiếp tục tăng tạo nên một vùng giằng co với đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ dốc lên hội tụ nhau thành một hình tam giác. Biên độ dao động hẹp dần, một phiên tăng xuất hiện khiến giá breakout hoàn toàn khỏi kháng cự, báo hiệu phe mua thắng thế, confirm mô hình, thị trường tiếp tục tăng mạnh tiếp diễn xu hướng trước đó.

Mô hình cờ đuôi nheo giảm (Bearish Pennant)

Mô hình cờ đuôi nheo giảm (Bearish Pennant) được hình thành sau một xu hướng giảm mạnh, tạo thành cán cờ hoàn chỉnh. Khi đó một số người bắt đầu mua vào vì nghĩ rằng giá đã chiết khấu đủ sâu, một số người cầm hàng vẫn tiếp tục bán xuống (hoặc đầu cơ giá xuống với những thị trường cho phép bán khống) tạo nên một vùng giằng co với đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ dốc lên, tạo thành một hình tam giác. Sau một thời gian biến động nhỏ trong vùng này, một phiên giảm xuất hiện khiến giá breakout ra khỏi hỗ trợ, báo hiệu phe bán tiếp tục thắng thế, thị trường bước vào giai đoạn giảm mạnh.

 

=> Đăng ký Khóa học giao dịch thực chiến TRADING MASTERY - SINH TỒN trên mọi giai đoạn thị trường. Trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp với khóa học phân tích kỹ thuật TRADING MASTERY. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/trading-mastery?source=web

Cách giao dịch với mô hình cờ đuôi nheo

Cách thức giao dịch với mô hình cờ đuôi nheo cũng không khác gì nhiều các mô hình giá khác, việc quan trọng nhất vẫn là phải xác định được xu hướng, đà tăng/giảm trước đó phải là một đà rất rõ ràng và dứt khoát chứ không phải một dạng sideway.

Bước 1: Vào lệnh ngay khi giá Breakout khỏi mô hình

Đây là điểm vào lệnh rất quen thuộc và phổ biến với hầu hết mẫu hình giá. Một số mô hình có thêm cách vào lệnh nữa là chờ khi giá quay lại retest đường xu hướng. Tuy nhiên với mô hình cờ đuôi nheo, thường chỉ có một cách đặt lệnh chuẩn duy nhất là vào lệnh khi giá vừa phá vỡ mô hình.

 

Khi giá breakout ra khỏi đường kháng cự/hỗ trợ cho biết mô hình đã được hình thành, chúng ta có thể vào lệnh từ lúc này. Một số người có thể chọn mua sớm trong vùng tích lũy, nhưng sẽ không biết được khi nào giá mới tăng và rất có thể bị chôn vốn lâu. Ngoài ra không ai dám chắc điều gì sẽ xảy ra sau quá trình tích lũy, có thể tích lũy xong và tạo ra được mô hình như thế này, nhưng cũng có trường hợp giá đảo chiều (xác suất nhỏ hơn nhưng vẫn có thể xảy ra), chính vì thế chúng ta cần kiên nhẫn chờ giá phá vỡ rồi mới tiến hành vào lệnh.

Bước 2: Đặt Stop Loss (cắt lỗ) và Take profit (chốt lời)

  • Điểm cắt lỗ:

Với mô hình cờ đuôi nheo tăng, giá sẽ tiếp tục tăng mạnh sau khi phá vỡ mô hình. Vì thế chúng ta nên đặt lệnh mua ngay trên mô hình cờ đuôi nheo và dừng lỗ nằm dưới đáy, mức thấp nhất phần lá cờ.

Với mô hình cờ đuôi nheo giảm, chúng ta nên chấp nhận cắt lỗ vì sau khi phá vỡ mô hình, giá sẽ tiếp tục giảm mạnh. Còn với thị trường cho phép bán khống, nên đặt lệnh SHORT ở phần đáy của cờ đuôi nheo và dừng lỗ nằm phía trên, đỉnh cao nhất phần lá cờ.

  • Điểm chốt lời:

Bước đặt take profit (chốt lời) khá đơn giản. Chốt tại điểm mà khoảng cách từ vị trí đó đến điểm vào lệnh tối thiểu bằng với chiều cao của phần cán cờ.

 

Ví dụ với DIG giai đoạn từ đầu tháng 10/2021 đến tháng 1/2022. Từ 6/10 - 19/11 là một đoạn tăng mạnh, tạo thành cán cờ hoàn chỉnh. Khi đó một số người bắt đầu chốt lời vì thấy lợi nhuận kiếm được đã đủ, một số người thì vẫn kỳ vọng giá tiếp tục tăng tạo nên một vùng giằng co với đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ dốc lên hội tụ nhau tạo thành một hình tam giác. Biên độ dao động hẹp dần, phiên tăng 13/12 xuất hiện khiến giá breakout hoàn toàn khỏi kháng cự, báo hiệu phe mua thắng thế, confirm mô hình, DIG tiếp tục tăng mạnh tiếp diễn xu hướng trước đó.

 

Ta có thể thấy điểm vào lệnh là phiên 13/12, khi giá tăng mạnh breakout hoàn toàn khỏi kháng cự, cắt lỗ tại vùng giá 49 - mức thấp nhất phần lá cờ và chốt lời bằng với chiều cao cán cờ (gần 100%).

 

Một số lưu ý về mô hình cờ đuôi nheo

Mô hình cờ đuôi nheo sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu hình dáng của lá cờ đi ngược lại xu hướng với cột cờ, nghĩa là với mô hình cờ đuôi nheo tăng thì 2 đường hỗ trợ và kháng cự sẽ hơi chếch xuống phía dưới. Ngược lại, với mô hình cờ đuôi nheo giảm thì phần hỗ trợ và kháng cự này sẽ hơi chếch lên phía trên một chút.

Thời gian hình thành đối với mô hình cờ đuôi nheo thường không quá 3 tuần và nếu kéo dài hơn 3 tuần thì nó có thể được xem như là mô hình tam giác.

 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được phần nào về mô hình cờ đuôi nheo và cách giao dịch với mô hình này. Để vận dụng được bất cứ mô hình nào một cách hoàn chỉnh, hãy thực hành nhiều và học hỏi thường xuyên, đặt biệt tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ và chốt lời. Chúc bạn đầu tư thành công.
_ Hương Lan & Cô Thắm Đầu Tư_ 

 

=> Xem thêm: Khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery - Sinh tồn trên mọi giai đoạn thị trường chứng khoán