Tâm lý thị trường trong chứng khoán là một chỉ báo phản ánh thái độ của các nhà đầu tư đối với một cổ phiếu riêng lẻ cũng như toàn bộ thị trường. Chỉ báo này phân tích tâm lý của hầu hết các nhà đầu tư. Nếu tâm lý là tăng giá thì khả năng xu hướng đang diễn ra có thể tăng. Còn nếu như nó giảm giá thì một xu hướng giảm chắc chắn sẽ diễn ra ở thời điểm hiện tại. Cùng tìm hiểu về tâm lý thị trường và đặc biệt là công cụ chỉ báo tâm lý thị trường chứng khoán cũng như cách sử dụng công cụ này qua bài viết ngay sau đây nhé!
Phương pháp xác định tâm lý thị trường
Hiện nay có một số nền tảng phân tích giúp nhà đầu tư xem được tâm lý thị trường tuy nhiên, không thể đảm bảo cho nguồn gốc cũng như tần suất cập nhật thông tin trên các trang web đó, do vậy chúng tôi đề xuất đến bạn các phương pháp để theo dõi tâm lý thị trường một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Sử dụng công cụ chỉ báo tâm lý thị trường chứng khoán
Đây là phương pháp đơn giản hơn nhưng đem lại mức độ chính xác và hiệu quả cao. Nhà đầu tư truy cập vào website của TechProfit, đăng ký tài khoản để được trải nghiệm miễn phí bộ công cụ phân tích kỹ thuật của chúng tôi trong đó bao gồm công cụ chỉ báo tâm lý thị trường chứng khoán.
Những ưu điểm của biểu đồ tâm lý thị trường trong công cụ TechProfit:
- Giúp đưa ra được xác suất vùng đỉnh, vùng đáy của thị trường chứng khoán trong ngắn hạn.
- Cảnh báo rủi ro khi thị trường ở vùng lạc quan quá mức và cần sự điều chỉnh.
- Xác định vùng an toàn khi thị trường giảm mạnh, tâm lý bi quan và dần hình thành đáy.
Để tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng công cụ này, nhà đầu tư vui lòng xem video hướng dẫn tại website của chúng tôi.
=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08
Phân tích tâm lý thị trường bằng các chỉ báo
Dưới đây là các chỉ báo bạn có thể sử dụng để phân tích tâm lý thị trường.
- Chỉ báo Volume: Chỉ báo này hiển thị dưới dạng biểu đồ với các cột màu xanh lá cây và đỏ. Ý nghĩa của cột màu xanh lá cây là khối lượng giao dịch của hình nến hiện tại quan trọng hơn khối lượng giao dịch của hình nến trước đó. Còn cột màu đỏ có ý nghĩa là khối lượng giao dịch hiện tại đang thấp hơn. Khối lượng giao dịch sẽ bắt đầu tăng khi xu hướng giảm giá bắt đầu, điều đó cũng đồng nghĩa là ngày càng có nhiều nhà đầu tư tin tưởng theo xu hướng tiếp tục, khối lượng của các vị thế bán lại ngày càng tăng. Khi các cột màu ngày càng nhỏ, là dấu hiệu khối lượng của các lệnh mua đang dần đi xuống, cho thấy xu hướng giảm đang dần cạn kiệt và chuẩn bị cho sự đảo chiều.
- Đường trung bình động: Trên biểu đồ hàng ngày của cổ phiếu có 2 đường trung bình động MA với chu kỳ 50 và 200. Nếu như MA nhanh (50) cắt đường MA chậm (200) từ dưới lên thì có nghĩa tâm lý thị trường tăng, đồng nghĩa với việc xu hướng sẽ đi lên. Khi đường MA màu vàng (50) cắt đường MA màu xanh lam (200) là sự xác nhận cho xu hướng tăng. Việc sử dụng đường trung bình động sẽ phù hợp với các chiến lược đầu tư dài hạn đồng thời cũng phù hợp để phân tích sơ bộ. Hạn chế của phương pháp này là chỉ báo MA bị trễ nhịp.
- Các chỉ báo kinh tế vĩ mô: Là những chỉ báo cơ bản phản ánh cho tâm lý các nhà đầu tư, hộ gia đình, thương nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế. Các chỉ báo này có thể gián tiếp phục vụ cho mục đích đánh giá diễn biến về giá của các chỉ số chứng khoán xét trong dài hạn.
- Chỉ số các chỉ báo trước: còn được gọi là Chỉ số Kinh tế Trước (LEI). Dựa trên 10 chỉ số kinh tế, chỉ số này xem xét lạm phát, thất nghiệp, đơn đặt hàng mới trong ngành tiêu dùng,...Nếu chỉ số có giá trị cao thể hiện cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, theo đó giá thị trường chứng khoán cũng tăng theo. Còn nếu nó cao bất thường, nền kinh tế lúc này có thể đang phát triển quá nóng, giai đoạn tiếp theo là đình trệ, và sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính chứng khoán.
- Chỉ số tâm lý người tiêu dùng: Chỉ số tâm lý được xác định dựa trên các cuộc khảo sát các hộ gia đình một cách thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể xem xét chỉ số niềm tin của người tiêu dùng. Dù rất khó để đánh giá được tính khách quan của các chỉ số này, tuy nhiên tâm lý người tiêu dùng vẫn là một công cụ hữu ích bổ trợ.
- Chỉ báo Advance Decline-Ratio: chỉ báo này cho biết sự khác biệt giữa số lượng cổ phiếu tăng và cổ phiếu giảm thông qua công thức: (Cổ phiếu tăng - Cổ phiếu giảm) / Tổng số cổ phiếu. Nó xác nhận cho sức mạnh của xu hướng giá.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ cho các nhà đầu tư đang mong muốn tìm một công cụ chỉ báo tâm lý thị trường chứng khoán hiệu quả và dễ dàng sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến nhà đầu tư những thông tin hữu ích về kiến thức chỉ báo tâm lý thị trường, cũng như những phương pháp để xác định chỉ báo hữu ích này trong phân tích đầu tư. Chúc các nhà đầu tư vận dụng thành công và đem về những giao dịch hiệu quả nhất.
=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit - Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi