Chúng ta đang ở trong những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022 - một năm với nhiều diễn biến không mấy khả quan với nhà đầu tư. VN-Index lao dốc mạnh từ đỉnh 1.528 thiết lập hồi tháng 4 xuống đáy quanh 900 vào tháng 11, tương đương mất hơn 40% giá trị. Sau giai đoạn bán tháo liên tục và tạo đáy ở vùng 873, thị trường dần ổn định trở lại, sau đó đi ngang, không ít người chờ đợi câu chuyện chốt NAV cuối năm để làm đẹp báo cáo tài chính của các quỹ, hỗ trợ cho diễn biến thị trường.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu NAV trong chứng khoán là gì?
NAV (Net Asset Value) là giá trị tài sản thuần, được tính bằng tổng giá trị tài sản trừ đi tổng giá trị các khoản nợ phải trả.
NAV được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư (quỹ mở và ETF). Trong trường hợp này, NAV được xác định bằng cách lấy chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả chia cho số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành.
NAV = (Tổng tài sản - Nợ phải trả) / Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành
Về cơ bản, giá của chứng chỉ quỹ được định giá ban đầu như nhau với mệnh giá 10.000đ. Theo thời gian, chỉ số NAV của mỗi quỹ sẽ có những biến động khác nhau do tài sản và nợ luôn thay đổi theo từng ngày. NAV giúp nhà đầu tư nhìn được tình hình tăng trưởng của quỹ đó có tốt hay không, hiệu quả hoạt động quỹ, từ đó phần nào ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Hầu hết quỹ đầu tư đều công bố thay đổi NAV trên website của mình hàng ngày và báo cáo định kỳ.
=> Khóa học giao dịch thực chiến Trading Mastery | Làm chủ phương pháp phân tích kỹ thuật - Nắm bắt cơ hội tiềm năng trong mọi hoàn cảnh thị trường. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/trading-mastery?source=web
Lý do có “hiệu ứng chốt NAV”?
Điều hành quỹ đầu tư cũng giống như nhà đầu tư cá nhân, ai cũng muốn có thành tích tốt. Bằng chứng dễ nhất là giá trị của danh mục đầu tư tăng, hoặc khoản lãi thu về bằng tiền mặt.
- Cuối quý, cuối năm là thời điểm các tổ chức chốt số liệu, nhà đầu tư thường kỳ vọng áp lực có số liệu đẹp sẽ là lực đẩy cho cổ phiếu, giúp thị trường tăng điểm, bởi giá đóng cửa trong ngày giao dịch cuối cùng của năm sẽ được lấy làm căn cứ để tính lãi lỗ. Một danh mục có chỉ số NAV tốt sẽ thu hút nhà đầu tư, giúp các quỹ huy động vốn dễ dàng hơn trong năm sau. Vì vậy theo lý thuyết, nhiều mã cổ phiếu sẽ được kéo giá lên để làm đẹp NAV và nhà đầu tư ngắn hạn có thể tham gia theo con sóng nhỏ. Đặc biệt với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, mà đại diện là chỉ số VN30, do các cổ phiếu này thường được nắm giữ nhiều bởi các quỹ đầu tư. Sau khi kéo giá thành công, hết thời hạn chốt NAV, thị trường sẽ trở lại trạng thái bình thường, vận động một cách tự nhiên trên cơ sở cung cầu.
- Lịch sử cho thấy không phải lúc nào thị trường cũng có biến động lớn trước và sau thời điểm chốt NAV của các quỹ. Theo thống kê về diễn biến của chỉ số VN-Index từ năm 2013 tới nay cho thấy có 4 lần tăng và 5 lần giảm. Nếu xét riêng phiên cuối năm, xác suất tăng của VN-Index cao hơn, với 8 phiên tăng và 1 phiên giảm trong vòng 9 năm qua với mức tăng hầu như dưới 1% (ngoại trừ năm 2014 với mức tăng 1,4%).
- Tuy nhiên việc bỏ chi phí vốn lớn để kéo giá chỉ có thể thành công nếu thị trường có sự đồng thuận và nhiều yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô. Nỗ lực đỡ giá chắc chắn tốn kém không nhỏ và hậu quả khó lường nếu phải cố gắng đi ngược thị trường, có thể khiến cho tình trạng danh mục trở nên tồi tệ hơn.
- Việc đẩy giá lên - nếu có - sẽ gặp phải vấn đề quan trọng là tập trung trọng điểm vào các cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục hiện có, hay cùng lúc với nhiều cổ phiếu khác? Ngoài ra, nếu không có “ý tưởng lớn” gặp nhau thì việc sở hữu danh mục đa dạng giữa các tổ chức làm ý định kéo giá trở nên khó khăn. Thường các danh mục đầu tư có tỉ lệ sở hữu các cổ phiếu cân bằng để giảm rủi ro và điều này khiến việc kéo giá một vài mã cũng không có nhiều tác động đến tổng giá trị tài sản của cả danh mục. Việc đẩy giá những mã thanh khoản cao không chỉ gặp vấn đề về vốn, mà tương quan giữa khả năng cải thiện NAV với rủi ro bị mắc kẹt hoặc thất bại là không tương xứng.
- “Thị trường chứng khoán đã giảm khá sâu trong năm nay, giống như một cái nhà đã bị hư hại nhiều thì việc bạn cố gắng trang trí cho cửa sổ mùa Noel thêm lộng lẫy cũng không thể thay đổi được bản chất.” Các quỹ cũng đã huy động vốn khá nhiều trong giai đoạn thị trường giảm sâu từ tháng 9 đến tháng 11, không cần đến giai đoạn đầu năm sau. Do đó câu chuyện chốt NAV cuối năm của các quỹ cũng không được đánh giá cao thời điểm này.
- Rủi ro giảm điểm vẫn hiện hữu với một số lý do sau: Mặc dù dòng tiền khối ngoại tham gia mạnh song phần lớn dòng vốn mang tính ngắn hạn và có dấu hiệu chững lại thời gian gần đây. Áp lực chốt lời mang tiền về càng lớn. Sau 4 phiên đi ngang biên dưới vùng tích lũy với thanh khoản giảm dần, VNINDEX đã đánh mất mốc 1000 trong phiên qua, tiếp diễn xu hướng giảm trước đó. Với đà giảm hiện tại và dòng tiền suy yếu (Tuần chốt NAV, số liệu Margin, tâm lý trước lễ..), cộng với BCTC chưa ra, sẽ khó có cầu đủ lớn để thị trường lấy lại đà tăng hay đột biến thời gian này.
Người thực hiện: Hương Lan & Cô Thắm Đầu Tư.
=> Xem thêm: Ý tưởng đầu tư giai đoạn cuối 2022 - Đầu năm 2023 | Đánh giá những cơ hội hấp dẫn và tăng trưởng