Khi nói đến trường phái phân tích kỹ thuật, không thể không nhắc đến lý thuyết Dow - một nền tảng những nguyên lý cơ bản cho sự hình thành của phương pháp này. Trong khi đó, có một lý thuyết khác cũng có nhiều điểm khá tương đồng với lý thuyết Dow, tuy nhiên lại chú trọng hơn vào phân tích cụ thể về cấu trúc chu kỳ của xu hướng giá. Đó chính là sóng Elliott, một trong số những ý nghĩa quan trọng nhất của lý thuyết này đó chính là giúp nhà đầu tư dự đoán bước đi tiếp theo trên thị trường thông qua việc xác định xem thị trường đang trong giai đoạn nào của chu kỳ giá hay đang trong sóng nào của mô hình sóng Elliott

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sóng Elliott và mọi kiến thức quan trọng xoay quanh lý thuyết này qua bài viết ngay sau đây nhé! 

Sóng Elliott là gì?

Tác giả nổi tiếng người Mỹ - ông Ralph Nelson Elliott chính là người đã cho ra đời và phát triển lý thuyết sóng Elliott. Sự ra đời của lý thuyết này phát sinh từ quan điểm: “Kết quả của những diễn biến tâm lý đám đông chính là nguyên nhân hình thành nên các mô hình cũng như xu hướng của giá cả trên thị trường.” 

Mặc dù diễn ra theo một cách tự nhiên nhưng tâm lý và hành vi của đám đông thường sẽ tuân theo một chu kỳ cụ thể, khi thì hưng phấn, khi lại bi quan, do đó kết quả của chúng chính là xu hướng giá cũng sẽ lúc tăng lúc giảm giống như chu kỳ đó. Và sẽ có những mô hình sóng Elliott riêng biệt để xác định cho những chu kỳ tăng giảm này. Tác giả gọi những mô hình này là sóng, và chúng lặp đi lặp lại. 

Lý thuyết Elliott không phải là một phương pháp giao dịch hay chỉ báo kỹ thuật cụ thể, nhưng nó có ý nghĩa giúp các nhà đầu tư có thể nhận biết một cách rõ ràng nhất về xu hướng thị trường chứng khoán.  

Nguyên tắc sóng Elliott

Năm 1938, “Nguyên lý sóng Elliott” được xuất bản và công bố lần đầu tiên một cách rộng rãi. Cụ thể theo nguyên lý, một mô hình sóng cơ bản nhất được phân thành 5 đợt sóng, trong đó 3 sóng chính là 1, 3 và 5 chuyển động theo xu hướng, còn 2 sóng 2 và 4 là sóng điều chỉnh. 

Các sóng tăng và sóng giảm nằm đan xen nhau, có nghĩa là sau một sóng tăng sẽ là một sóng giảm và ngược lại. 

Một chu kỳ sóng Elliott bao gồm 8 sóng. Trong một xu hướng đi lên của thị trường sẽ có 3 sóng tăng (sóng 1, sóng 3 và sóng 5); 2 sóng giảm (sóng 2 và sóng 4). Trong một xu hướng điều chỉnh của thị trường sẽ có 2 sóng giảm (sóng A và sóng C); 1 sóng tăng (sóng B). Chu kỳ của sóng thay đổi từ sóng siêu chu kỳ, sang sóng chu kỳ, đến sóng chính, sóng trung cấp, sóng nhỏ và sóng siêu nhỏ. 

Một số quy tắc nổi bật:

  • Sóng 4 không được xâm phạm vào vùng giá của sóng 1, nghĩa là mức giá thấp nhất của sóng điều chỉnh 4 sẽ phải lớn hơn mức giá cao nhất của sóng tăng 1. 
  • Sóng 2 không thể hồi lại toàn bộ sóng 1.
  • Trong 3 sóng 1, 3 và 5 thì sóng 3 là sóng tăng mạnh nhất. 

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08

Cấu trúc cơ bản của chu kỳ sóng Elliott

Một chu kỳ hoàn chỉnh và cơ bản nhất của Elliott sẽ gồm có 8 sóng với cấu trúc 2 pha theo dạng 5-3, có nghĩa là pha đầu tiên bao gồm 5 bước sóng di chuyển theo xu hướng chính được đánh số từ 1 đến 5, còn pha thứ hai bao gồm 3 bước sóng điều chỉnh di chuyển ngược lại so với xu hướng chính và được đánh dấu bằng chữ cái từ A, B, C.

Cấu trúc của chu kỳ sóng Elliott trong xu hướng tăng

Pha tăng gồm có 5 sóng được đánh số từ 1 đến 5 và được gọi là mô hình sóng đẩy hoặc mô hình sóng động lực (impulse waves). Trong đó, các sóng 1, 3 và 5 là sóng tăng còn các sóng 2 và 4 là sóng giảm. 

Pha giảm gồm có 3 sóng đó là: A, B, C và được gọi là mô hình sóng điều chỉnh. Trong đó, các sóng A và C là sóng giảm còn sóng B là sóng tăng.  

Đối với cấu trúc của chu kỳ sóng Elliott trong xu hướng tăng thì mô hình sóng đẩy là một pha tăng giá, còn mô hình sóng điều chỉnh là một pha giảm giá. Và ngược lại, trong xu hướng giảm thì mô hình sóng đẩy lại là một pha giảm giá còn mô hình sóng điều chỉnh là một pha tăng giá. 

Các mô hình sóng Elliott cơ bản

Sóng Elliott bao gồm 2 mô hình cơ bản nhất đó là mô hình sóng động lực và mô hình sóng điều chỉnh. Nắm rõ các mô hình này trong phân tích chứng khoán sẽ rất có lợi cho nhà đầu tư khi giao dịch theo sóng elliott

Mô hình sóng động lực (Impulse Waves)

Căn cứ theo lý thuyết về sóng Elliott thì một mô hình sóng động lực của xu hướng chính sẽ gồm có 5 sóng nhỏ, với 3 sóng đẩy di chuyển theo xu hướng chính và 2 sóng điều chỉnh di chuyển ngược với xu hướng chính. Dưới đây là những nguyên tắc cần tuân thủ để thỏa mãn điều kiện là một sóng động lực: 

  • Không thể điều chỉnh sóng 2 về quá sâu, tức là sóng 2 không được vượt qua điểm bắt đầu của sóng 1. Nguyên tắc này để đảm bảo đáy sau luôn cao hơn đáy trước trong xu hướng tăng cũng như đỉnh sau luôn thấp hơn đỉnh trước trong xu hướng giảm. 
  • Trong 3 sóng 1, 3, 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.  
  • Sóng 4 không được di chuyển vào vùng giá của sóng 1, tức là sóng 4 không được vượt quá điểm cuối cùng của sóng 1.  

Mô hình sóng điều chỉnh (Corrective Waves)

Thông thường một sóng điều chỉnh của xu hướng chính sẽ gồm có 3 sóng nhỏ hoặc nhiều hơn nhưng không được quá 5 sóng. Trong 3 sóng nhỏ sẽ có 2 sóng điều chỉnh di chuyển ngược với xu hướng chính và 1 sóng đẩy di chuyển theo xu hướng chính. 

Sóng điều chỉnh này thông thường sẽ có cấu trúc nhỏ hơn so với sóng động lực cả về thời gian hình thành và độ lớn, tuy nhiên đôi khi nó cũng khá phức tạp. 

Các cấu trúc mô hình sóng Elliott nâng cao

Ngoài cấu trúc cơ bản của sóng Elliott thì trong thực tế, cấu trúc của các sóng động lực và điều chỉnh phức tạp hơn rất nhiều. Nếu xét riêng từng dạng, mỗi sóng động lực sẽ gồm có 5 sóng nhỏ, còn mỗi sóng điều chỉnh sẽ gồm có 3 sóng nhỏ, như vậy tổng sẽ có 8 sóng nhỏ. Trong đó, mỗi sóng nhỏ lại có sự khác nhau về hình dạng cụ thể của từng bước sóng và số bước sóng con cấu thành. Vì vậy khi tổng hợp số lượng dạng mô hình của Elliott sẽ là một con số rất lớn. Dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số dạng mô hình đặc trưng và phổ biến nhất của sóng Elliott.  

Các loại mô hình của sóng động lực

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 mô hình phổ biến nhất của sóng động lực, đó là mô hình sóng mở rộng, mô hình tam giá chéo và mô hình thất bại sóng 5. 

Mẫu hình sóng Elliott mở rộng (Extension)

Mỗi sóng trong 3 sóng 1,3 và 5 đều có khả năng mở rộng ra và trở thành một mẫu hình có nhiều sóng hơn nữa bên trong (thông thường là 5 sóng) và có thể được mở rộng nhiều lần. Đối với mẫu hình sóng mở rộng này, chỉ duy nhất 1 sóng được mở rộng và thông thường đó chính là sóng 3, khi đó các sóng 1 và 5 sẽ tuân theo nguyên tắc của cấu trúc cơ bản đồng thời sẽ có xu hướng cân bằng với nhau. 

Mẫu hình sóng mở rộng có cấu trúc của một mô hình sóng động lực cơ bản. 

Tổng số sóng của mô hình sóng động lực sẽ là 9 nếu sóng 3 mở rộng 1 lần; là 13 nếu sóng 3 mở rộng 2 lần; và là 17 nếu sóng 3 mở rộng 3 lần. 

Cấu trúc sóng khi sóng 3 mở rộng 1 lần có dạng: 5-3-5-3-5-3-5-3-5.

Theo đó, sóng 3 được mở rộng thành 5 sóng nhỏ, và khi nó mở rộng lần thứ 2 thì một trong 5 sóng nhỏ đó sẽ được mở rộng thành 5 sóng nhỏ hơn nữa. 

Cấu trúc sóng khi sóng 3 mở rộng 2 lần có dạng: 5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5

Thường sóng dạng mở rộng sẽ xuất hiện ở các sóng 1, 3, 5 của mô hình sóng động lực và các sóng A, C của mô hình sóng điều chỉnh. 

Mẫu hình sóng tam giác chéo (Diagonal Triangle)

Mô hình này có điểm đặc biệt so với mô hình khác là khi nối các đỉnh và đáy của các bước sóng để vẽ đường xu hướng thì sẽ tạo thành hình tam giác. 

Dựa theo cấu trúc sóng, người ta chia mẫu hình tam giác này thành 2 dạng khác nhau, đó là mô hình Leading Diagonal Triangle với cấu trúc sóng 5-3-5-3-5 và mô hình Ending Diagonal Triangle với cấu trúc sóng 3-3-3-3-3. 

Trong đó:

  • Các sóng 1,3 và 5 có dạng Zigzag
  • Các sóng 2 và 4 không phải theo quy định dạng mẫu hình điều chỉnh cụ thể nào
  • Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất

Lưu ý: Hình tam giác của mô hình sóng này có xu hướng hội tụ tại sóng 5, một số trường hợp nó có xu hướng phân kỳ, tuy nhiên nếu xu hướng phân kỳ xảy ra thì nguyên tắc “sóng 4 không được đi vào vùng giá của sóng 1” sẽ bị phá vỡ. 

Thường sóng dạng Leading Diagonal Triangle sẽ xuất hiện ở sóng 1 và sóng A.

Sóng dạng Ending Diagonal Triangle sẽ thường xuất hiện ở sóng 5 và sóng C, đôi khi cũng xuất hiện ở sóng 1. 

Mẫu hình thất bại sóng 5 (Failed 5th) hay mẫu hình cụt sóng 5 (Truncated 5th)

Mẫu hình sóng này có cấu trúc của mô hình sóng động lực trong đó sóng 5 không được vượt qua khỏi sóng 3, một vài trường hợp khi sóng 5 vượt qua sóng 3 nhưng với mức không đáng kể thì vẫn được phân vào dạng mẫu hình này. 

Còn lại các sóng khác sẽ tuân theo cấu trúc cơ bản của mô hình sóng động lực.

Thường mô hình thất bại sóng 5 sẽ chỉ xuất hiện ở sóng 5 và sóng C. 

Các loại mô hình của sóng điều chỉnh

Sau giai đoạn của sóng đẩy sẽ đến giai đoạn sóng điều chỉnh, hay còn gọi là sóng hồi. Giai đoạn này sẽ bao gồm các hành động giá chuyển động ngược lại so với xu hướng chính trước đó. Ví dụ khi thị trường đang trong giai đoạn có xu hướng chính là đi lên, sau đó khi xuất hiện sóng điều chỉnh thì có thể sẽ là sóng đi xuống hoặc đi ngang. 

Mẫu hình sóng Zigzag

Mô hình sóng này có đặc điểm nhận dạng là 2 đường xu hướng được vẽ bằng cách nối các đỉnh và đáy nằm song song với nhau. Những bước giá trong mô hình này đi ngược chiều với xu hướng chính của thị trường trước đó. 

Cấu trúc sóng của mô hình này là: 5-3-5.

Trong đó:

  • Sóng B được điều chỉnh không quá mức 61,8% trên độ dài của sóng A.
  • Sóng C phải vượt qua được điểm cuối cùng của sóng A.
  • Thường độ dài của sóng A và sóng C bằng nhau, và lớn hơn chiều dài sóng B. 

Mô hình sóng Zigzag có khả năng tự mở rộng thành các dạng như Double Zigzag hoặc Triple Zigzag. Trong những dạng biến thể này, các mô hình Zigzag đơn được nối với nhau bởi một mô hình sóng điều chỉnh bất kỳ được gọi là sóng X. Sóng X này có cấu trúc 5-3-5 và thường ngắn hơn so với các sóng Zigzag đơn. 

Đối với mô hình dạng Triple Zigzag thì cấu trúc sẽ bao gồm 3 sóng Zigzag đơn được nối với nhau bởi 2 sóng X. 

Thường mô hình Zigzag này chỉ xuất hiện ở sóng 2, sóng A và sóng X. 

Mẫu hình sóng phẳng Flag

Tương tự như mô hình sóng Zigzag, mô hình sóng phẳng Flag cũng được nhận diện bởi 2 đường xu hướng nằm song song nhau, tuy nhiên chúng di chuyển theo chiều ngang thay vì di chuyển lên hoặc xuống như mô hình Zigzag. Với dạng mô hình này, các sóng có chiều dài tương đối bằng nhau, trong đó các sóng A và C cùng chiều với nhau còn sóng B di chuyển theo hướng ngược lại. 

Cấu trúc sóng của mô hình Flag: 3-3-5 hoặc 3-3-7. 

Trong đó:

  • Các sóng A và B là các sóng điều chỉnh.
  • Sóng C có cấu trúc của mô hình sóng động lực.
  • Sóng B điều chỉnh hơn 61,8% trên độ dài của sóng A, nhưng thông thường sẽ bằng với điểm đầu tiên của sóng A (khi mức điều chỉnh là 100%), hoặc sẽ vượt qua điểm đầu tiên của sóng A (khi mức điều chỉnh > 100%). Khi mức điều chỉnh > 100% cũng có nghĩa là thị trường có xu hướng biến động theo hướng của sóng B. 
  • Nếu như sóng B điều chỉnh với mức nhỏ hơn hoặc bằng 100% thì độ dài của sóng A và C gần như bằng nhau đồng thời sóng C không thể vượt được khỏi vùng giá của sóng A. Nếu mức điều chỉnh là hơn 100% tức là sóng B vượt quá điểm đầu tiên của sóng A thì lúc này độ dài của sóng C sẽ lớn hơn sóng A đồng thời vượt qua khỏi vùng giá của sóng A. 

Thường mô hình sóng phẳng này sẽ xuất hiện ở sóng 2, sóng 4 và sóng B, thi thoảng cũng xuất hiện ở sóng X.

Mẫu hình sóng tam giác (Triangle)

Đây là một dạng mô hình sóng cấu trúc điều chỉnh đặc biệt, gồm có 5 sóng chuyển động trong giới hạn giữa 2 đường xu hướng, đồng thời di chuyển trong xu hướng đi ngang. Trong đó mỗi sóng lại có 3 sóng nhỏ. Đặc điểm nhận diện dạng sóng này đó là hai đường xu hướng được vẽ bằng cách nối các đỉnh và đáy sẽ cắt nhau và tạo thành hình tam giác có xu hướng hội tụ hoặc phân kỳ. 

Cấu trúc sóng của mô hình tam giác là 3-3-3-3-3. 

  • Mô hình tam giác hội tụ: Được phân thành 3 dạng khác nhau, đó là: Tam giác đi lên (Ascending), tam giác đối xứng (Symmetrical) và tam giác đi xuống (Descending). 

Trong đó: 

  • Có 5 sóng là A, B, C, D, E trong đó mỗi sóng là một dạng sóng điều chỉnh bất kỳ. 
  • Sóng C không được là sóng có độ dài ngắn nhất. 
  • Sóng D không được vượt quá khỏi vùng giá của sóng C.
  • Sóng A là sóng có độ dài lớn nhất, ngược lại sóng ngắn nhất là sóng E.
  • Mô hình tam giác phân kỳ: 
  • Có 5 sóng là A, B, C, D, E trong đó mỗi sóng là một dạng sóng điều chỉnh bất kỳ. 
  • Sóng C không được là sóng có độ dài ngắn nhất.
  • Sóng D vượt quá vùng giá của sóng C.
  • Sóng A là sóng có độ dài ngắn nhất, ngược lại sóng dài nhất là sóng E.  

Thông thường mô hình sóng điều chỉnh tam giác sẽ chỉ xuất hiện ở sóng B, sóng X và sóng 4. Chúng không bao giờ xuất hiện ở sóng A hoặc sóng 2. 

 

=> Tối ưu hoá lợi nhuận cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi

Phương pháp giao dịch theo sóng Elliott

Để giao dịch hiệu quả với cách vẽ sóng Elliott, nhà đầu tư có thể tham khảo theo phương pháp giao dịch chuẩn mực với 3 bước đơn giản và cụ thể sau đây:

  • Bước 1: Nắm vững cách đếm sóng Elliott

Có 2 quy tắc nhà đầu tư cần nắm được để biết cách đếm sóng:

  • Quy tắc 1: Phạm vi của sóng 2 không thể hiệu chỉnh quá điểm đầu tiên của sóng 1. 
  • Quy tắc 2: Sóng 3 không thể là sóng có độ dài ngắn nhất. Do đó, khi đếm sóng nhà đầu tư không nên dựa dẫm quá vào sóng 3 để tránh được những cái bẫy rủi ro trên thị trường. 
  • Bước 2: Phân tích thị trường

Điều cần thiết khi phân tích thị trường đó chính là nhìn tổng quát biểu đồ, bao gồm cả khoảng thời gian đang xét và các khoảng thời gian trước đó, cũng như trong hiện tại và tương lai, để có góc nhìn rộng hơn, tăng độ chính xác cho phán đoán. 

Ngoài ra, bạn nên thử xem các đồ thị dài hơn thay vì chỉ xem đồ thị tuần nếu muốn đếm sóng giao dịch ngắn hạn trên đồ thị sóng. Qua đó, bạn cũng có thể xác định được chính xác khối lượng giao dịch cũng như thị trường đang ở pha nào hay sóng nào.   

Một ví dụ về việc phân tích thị trường trước khi giao dịch theo sóng Elliott trong chứng khoán, đó là: khi bạn nhận thấy sóng đang di chuyển với xu hướng giảm, trong đó các sóng điều chỉnh A, B và C chuyển động trong vùng sideway và từ đó dần hình thành nên mô hình phẳng. Khi đó, thị trường chỉ có thể hình thành nên một sóng đẩy mới sau khi sóng C kết thúc.

  • Bước 3: Kiên nhẫn chờ đợi sự xác nhận của khối lượng giao dịch

Tính kiên nhẫn không chỉ áp dụng riêng đối với giao dịch sóng Elliott mà còn áp dụng cho toàn bộ các phương pháp phân tích kỹ thuật khác.

Mặc dù xét theo nhiều khía cạnh thì sóng 3 là sóng rất tiềm năng để nhà đầu tư vào lệnh mua, tuy nhiên bạn vẫn cần kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu đảo chiều từ thị trường để ra quyết định. Điều này tránh được rủi ro bất chợt khi quyết định quá vội vàng. 

Đặc biệt, việc chờ đợi xác nhận khối lượng giao dịch cũng rất quan trọng. Bởi thường sóng Elliott sẽ đi kèm với những sự chuyển động của giá, nên yếu tố chủ đạo để xác nhận sóng giao dịch đó là khối lượng giao dịch. 

Mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci

Thời điểm Nelson Elliott phát minh ra lý thuyết sóng vào năm 1930 nhưng vì rất khó xác định được điểm vào lệnh nên lý thuyết này thời điểm đó vẫn chưa được áp dụng trong giao dịch thực tiễn. Do đó, lý thuyết Elliott khi đó bị coi là lý thuyết suông và tính ứng dụng không cao.  

Cho đến năm 1940, khi Nelson Elliott sử dụng sóng Elliott kết hợp Fibonacci thì đã khắc phục được hết những hạn chế của nguyên tắc sóng trước đó. Cũng từ đó mà lý thuyết sóng Elliott được giới đầu tư đón nhận thậm chí sùng bái. 

Từ đó có thể thấy rằng mối quan hệ giữa sóng Elliott và Fibonacci là mối quan hệ mật thiết, chúng kết hợp với nhau một cách khoa học theo đánh giá của nhiều chuyên gia. Cụ thể, lý thuyết về Elliott đóng vai trò là hình mẫu khung sườn còn tỷ lệ Fibonacci đóng vai trò là thước đo với ý nghĩa đo lường không chỉ về biên độ biến động của giá mà cả thời gian kết thúc. 

Thường các mục tiêu quan trọng theo dãy số Fibonacci sẽ được thể hiện tại các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Hơn nữa, mối liên hệ Fibonacci sẽ đáng tin cậy hơn khi các sóng được liên kết với nhau bởi 1 sóng khác thay vì 2 sóng nằm liền kề nhau. 

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây của TAKE PROFIT VIỆT NAM về sóng elliott là gì, cách giao dịch với loại sóng này sẽ giúp nhà đầu tư phần nào nắm được cách ứng dụng sóng trong giao dịch đầu tư thực tiễn. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, bản chất của sóng Elliott không phải một chỉ báo kỹ thuật, nó chỉ là một công cụ khi kết hợp cùng một số chỉ báo khác sẽ hỗ trợ nhà đầu tư xác định xu hướng chuyển động và diễn biến của thị trường. Chúc các nhà đầu tư vận dụng hiệu quả hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott trên trong giao dịch thực tiễn và đem về những kết quả như mong muốn! 

 

=> Xem thêm: Lập kế hoạch giao dịch thực chiến hiệu quả - Tối ưu hóa lợi nhuận trên thị trường