Giới đầu tư tại Mỹ và các thị trường trên thế giới đều đang đổ dồn ánh mắt vào báo cáo CPI từ Bộ lao động Mỹ được công bố trong ngày 14/02/2023 này. Giới đầu tư đặt ra câu hỏi rằng liệu CPI có tăng mạnh hơn so với mức kỳ vọng là 6.2% hay không và từ đó có thể đoán được phần nào rằng cách hành động của FED trong việc điều hành lãi suất trong kỳ họp sắp tới như thế nào.
Tại sao CPI tháng 1/2023 lại quan trọng đến vậy?
- Sau khi chỉ số CPI lập đỉnh ở mức 9.1% vào tháng 7/2022 và sau đó dữ liệu này cho thấy sự suy giảm xuống chỉ còn 6.5% trong tháng 12/2022 được công bố vào tháng 1/2023. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại được kỳ vọng sẽ mang tới một cú huých cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi những nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ và Châu Âu đang đứng trước nguy cơ diễn ra suy thoái. Tuy nhiên mặt trái của việc này rất có thể bao gồm cả việc xuất khẩu lạm phát từ Trung Quốc đúng vào lúc FED và các ngân hàng trung ương trên thế giới đang xoay sở để khống chế lạm phát.
- Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương đang cố gắng kéo lạm phát về mức mục tiêu 2%, việc Trung Quốc mở cửa trở lại kéo theo lạm phát tăng có thể sẽ dập tắt những hy vọng của nhà đầu tư rằng FED sẽ dừng tăng lãi suất ở các kỳ họp sắp tới.
Nguồn: Investing.com
- Tuy nhiên, sẽ là quá chủ quan khi cho rằng Trung Quốc mở cửa chắc chắn sẽ kéo theo lạm phát tăng mạnh khi vẫn còn rất nhiều biến số khó đoán. Liệu rằng nhu cầu tại Trung Quốc có bị dồn nén trong đại dịch như các quốc gia khác hay không, hay việc phương Tây áp trần giá dầu lên dầu Nga và các quyết định tăng sản lượng của OPEC,... những điều này sẽ quyết định việc giảm bớt hay làm trầm trọng lên sự ảnh hưởng của sự kiện này lên giá cả hàng hóa, dịch vụ toàn cầu.
=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web
Kịch bản nào cho nền kinh tế?
- Kịch bản tốt nhất cho nền kinh tế là khi chỉ số CPI hạ nhiệt, giảm hoặc bằng so với kỳ vọng của giới đầu tư sẽ giúp cho FED không còn lý do để tăng lãi suất mạnh tiếp trong các kỳ họp tiếp theo nữa, từ đó có thể hy vọng rằng các nền kinh tế có thể được mô tả với cụm từ “hạ cánh mềm” khi nền kinh tế chậm lại với tốc độ ổn định mà không khiến thị trường lao động khủng hoảng khi lạm phát đi xuống.
- Tuy nhiên nếu chỉ số CPI cao hơn dự kiến đến từ nguyên nhân Trung Quốc mở cửa, rất có thể FED sẽ tiếp tục diều hâu trong chính sách của mình và có thể nâng trần lãi suất lên đến 5.5% do lạm phát chính là mục tiêu quan trọng nhất hiện nay, hơn cả việc tăng trưởng kinh tế. Lúc này cụm từ phù hợp nhất để mô tả nền kinh tế sẽ là “hạ cánh cứng”, điều này sẽ dẫn đến rất nhiều những vấn đề nghiêm trọng khi một cuộc suy thoái toàn diện diễn ra khiến hàng triệu việc làm bị mất.
- Còn một kịch bản nữa có thể diễn ra được các nhà kinh tế học trên thế giới đang thảo luận rất sôi nổi trong thời gian gần đây đó là suy thoái luân phiên. Giáo sư kinh tế Sung Won Sohn của Đại học Loyola Marymount giải thích rằng đây là khi các ngành lần lượt trượt dốc, chứ không phải giảm ít hay giảm nhiều cùng một lúc. Nếu đúng như vậy, diễn biến kém khả quan sẽ lan sang lĩnh vực dịch vụ và thị trường việc làm sẽ hạ nhiệt, ngay cả khi thị trường bất động sản và sản xuất ổn định trở lại. Điều này dẫn đến một suy đoán khác trên Phố Wall là kịch bản “không hạ cánh”, tăng trưởng vẫn mạnh mẽ, lạm phát vẫn tăng và buộc FED phải mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ hơn và có thể sẽ đẩy Mỹ rơi vào suy thoái ngay sau đó.
Lãi suất tại thị trường Việt Nam sẽ ra sao và phản ứng của thị trường chứng khoán
Việc FED tiếp tục tăng hay giảm sẽ quyết định rất lớn đến chính sách điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam để cân bằng tỷ giá VND so với USD. Hiện nay tỷ giá đang được neo ở mức 23,770 VND, đây là mức tương đối thấp so với mức đỉnh trước đó vào tháng 10-11/2022. Việc FED tiếp tục tăng lãi suất sẽ khiến gây ra áp lực lên tỷ giá, điều này sẽ khiến NHNN Việt Nam phải tăng lãi suất theo và ngược lại, FED không tăng lãi suất và dần hạ nhiệt sẽ giúp tỷ giá hạ nhiệt và NHNN Việt Nam sẽ có dư địa để giảm lãi suất.
,
Việc tăng hay giảm lãi suất tại Việt Nam rất quan trọng khi sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí lãi vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường bất động sản. Nếu lãi suất tiếp tục tăng mạnh sẽ khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và có thể dẫn đến phá sản, kéo theo đó là nợ xấu ngân hàng tăng lên khi tín dụng đổ vào ngành bất động sản giai đoạn trước là rất nhiều và từ đó sẽ ảnh hưởng lên các ngành khác khi ngân hàng sẽ khó khăn hơn trong việc cấp tín dụng.
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn của doanh nghiệp, mặt bằng lãi suất tăng sẽ khiến dòng tiền rút ra khỏi thị trường chứng khoán để đi tìm đến kênh đầu tư khác có lãi suất cao hơn như là tiền gửi. Do đó việc lãi suất tăng và duy trì ở mức cao sẽ là một điều tiêu cực đối với thị trường chứng khoán và ngược lại.
=> Xem thêm: Thị trường năm 2023 liệu có còn 1 cú sập nữa hay không? Độ sâu sẽ là bao nhiêu | Suy thoái kinh tế