Những bất ổn trên thế giới ảnh hưởng nhiều đến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, với một môi trường vĩ mô ổn định và triển vọng tăng trưởng tươi sáng, Việt Nam luôn là điểm đến cho dòng vốn nước ngoài. Do đó triển vọng về ngành bất động sản khu công nghiệp vẫn còn rất lớn. 

3 xu hướng chính tác động đến triển vọng ngành

Để đánh giá kỹ hơn và tổng quan hơn về những triển vọng sắp tới, chúng ta cần nhìn nhận để 3 xu hướng tác động chính đến bất động sản khu công nghiệp. Đó chính là dòng vốn FDI, việc đẩy mạnh đầu tư công và cơ sở hạ tầng, và cuối cùng là vấn đề cải thiện tính pháp lý. Cùng tìm hiểu rõ hơn 3 xu hướng tác động chính đến bất động sản khu công nghiệp trong bài dưới đây nhé.

Dòng vốn FDI liệu có tiếp tục chảy vào Việt Nam không?

Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam bắt đầu tăng ngay cả trong năm 2021 khi Việt Nam phải áp dụng các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc, tăng 9,2% so với cùng kỳ đạt mức 31,2 tỷ USD. Điều này cho thấy niềm tin vững chắc của nhà đầu tư vào tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam. 

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượt điều chỉnh vốn tăng 5,9%, nhỏ hơn mức tăng 15,5% trong 5 tháng. Bên cạnh đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, chỉ bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Hiện nay, 45-65% vốn FDI trong 5 năm qua được đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến & chế tạo, điều này có ý nghĩa tích cực đối với nhu cầu thuê khu công nghiệp. Trên thực tế, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp FDI xây dựng nhà máy bên trong các khu công nghiệp thay vì bên ngoài các khu công nghiệp. Ngoài ra, các nhà máy đặt tại các khu công nghiệp cũng dễ dàng hơn đối với các công ty vốn FDI do những doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ từ các thủ tục pháp lý đến các ưu đãi thuế. 



Có thể thấy với môi trường vĩ mô rất biến động như hiện nay khi FED tăng lãi suất sẽ xuất hiện những rủi ro về việc dòng vốn FDI khó chảy vào Việt Nam hơn. Tuy nhiên với việc kiểm soát vĩ mô khá tốt của Việt Nam như hiện nay thì trong tương lai gần sẽ dần xóa bỏ được nỗi lo sợ của các nhà đầu tư khi chọn Việt Nam là nơi cất giữ tiền của mình. Với tỷ trọng lớn của ngành công nghiệp chế biến & chế tạo trong tổng dòng vốn FDI thì sẽ thúc đẩy mạnh mẽ ngành Bất động sản khu công nghiệp trong tương lai. 


=> Đăng ký khóa học đầu tư miễn phí Let's Investing - Nắm bắt cơ hội, kiến tạo thặng dư diễn ra vào 08/08/2022: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=web


Đẩy mạnh đầu tư công - Đầu tư cơ sở hạ tầng 

Quốc hội đã thông qua gói hỗ trợ 15 tỷ USD, trong đó 5 tỷ USD được dùng cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Phần lớn trong số 5 tỷ USD này dự kiến được giải ngân trong năm 2022 và 2023 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch. 

Những khoản đầu tư này dự kiến sẽ hỗ trợ hệ thống cơ sở hạ tầng trên cả nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến không chỉ làm tăng sức hấp dẫn của các khu công nghiệp trong khu vực đối với các nhà đầu tư mà còn hỗ trợ cho giá thuê, giúp nâng cao lợi nhuận của các nhà phát triển. 

Nguồn: HSC


Hiện tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp tại hầu hết các tỉnh trọng điểm hiện đều đang ở mức cao, khoảng 80-90%, trong khi phần lớn vốn FDI đều tập trung tại các tỉnh này. Vì thế các công ty có quỹ đất lớn tại các khu vực này sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn FDI này như KBC, PHR, VGC,..

Môi trường pháp lý cải thiện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35, thay thế Nghị định 82 ban hành năm 2018 về việc quản lý & giám sát quy hoạch tổng thể, thành lập, hoạt động và chính sách của các khu công nghiệp và khu kinh tế. Nghị định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2022.

Nội dung chính của nghị định này bao gồm việc khuyến khích phát triển bền vững với các khu công nghiệp chuyên ngành, Đơn giản hóa các yêu cầu thành lập khu công nghiệp mới, phát triển các khu đô thị kết hợp với khu công nghiệp,... Nghị định này được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến ngành bất động sản khu công nghiệp do không chỉ rút ngắn được thời gian phê duyệt và thành lập khu công nghiệp mà còn hỗ trợ tăng trưởng bền vững thông qua mô hình khu công nghiệp chuyên ngành. 

Nếu nhìn vào sức mạnh của ngành trong 60 phiên trở lại đây tương đối yếu hơn VNINDEX do những lo ngại về việc FED tăng lãi suất làm dòng vốn FDI chảy ra khỏi Việt Nam.



Tuy nhiên, trong 20 phiên trở lại đây sau khi Chính phủ công bố Nghị định 35 giúp môi trường vĩ mô tại Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp đang được cải thiện hơn, minh bạch hơn và điều này đã được thể hiện vào sức mạnh giá khi ngành BĐS KCN khi có sự bứt phá vượt trội hơn hẳn so với VNINDEX mặc dù trước đó rất yếu. 



Ngành bất động sản khu công nghiệp đang có những ưu thế lớn trong thời gian sắp tới khi dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên mức độ hưởng lợi của các mã cổ phiếu trong ngành là khác nhau. Vì thế việc đào sâu vào từng doanh nghiệp sẽ cho nhà đầu tư những cái đánh giá cụ thể và rõ ràng nhất về mức độ hưởng lợi và triển vọng dài hạn của mã cổ phiếu đó.


=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing K6 - Nằm ngay bí quyết giao dịch hiệu quả, đón đầu những cơ hội tốt nhất! Bắt đầu từ 08/08/2022