Khi tìm hiểu về đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư mới không thể bỏ qua các loại lệnh phổ biến cũng như cách sử dụng chúng cho hiệu quả. Trong đó, lệnh giới hạn LO là một trong số những lệnh được sử dụng thường xuyên nhất. Lệnh LO trong chứng khoán còn được gọi là lệnh giới hạn, với chức năng cho phép giao dịch mua bán chứng khoán theo mức giá mà nhà đầu tư đặt. Vậy lệnh LO trong chứng khoán là gì? Có những loại lệnh LO trong chứng khoán nào? Và lệnh giới hạn trong chứng khoán có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về lệnh giới hạn LO và các kiến thức cần thiết xoay quanh ngay qua bài viết sau đây. Đồng thời bài viết cũng chia sẻ cách đặt lệnh LO là gì cũng như kinh nghiệm để sử dụng hiệu quả lệnh LO trong chứng khoán.

lệnh lo trong chứng khoán

 

Lệnh LO trong chứng khoán là gì?

Lệnh LO trong giao dịch chứng khoán là gì? Để tìm hiểu về loại lệnh này chúng ta sẽ lần lượt điểm qua khái niệm lệnh LO là gì, lệnh LO bị hủy khi nào và các loại lệnh LO trong chứng khoán. 

Khái niệm lệnh LO là gì?

Đầu tiên, về lệnh chứng khoán LO là gì? Lệnh LO còn được gọi là lệnh giới hạn (trong Tiếng Anh là Limit Order, viết tắt là LO). Đây là loại lệnh dùng để mua hoặc bán chứng khoán với mức giá do nhà đầu tư đặt theo mức giá đã chỉ định. 

Lệnh LO trong chứng khoán có hiệu lực tính từ thời điểm lệnh được nhập lên hệ thống giao dịch cho đến thời điểm lệnh bị hủy bỏ hoặc hết ngày giao dịch. 

Lệnh giới hạn trong chứng khoán được dùng nhiều nhất hiện nay là lệnh chờ. Thông thường khi đặt lệnh LO, nhà đầu tư cần treo lệnh của mình và chờ đến lượt giao dịch mà không được khớp ngay lập tức với các bên mua bán đối ứng. 

Duy nhất trường hợp lệnh LO được khớp ngay là khi nhà đầu tư đặt mua giá cao hơn hoặc bằng giá đang đặt bán. 

Về thứ tự ưu tiên so với các loại lệnh khác trong chứng khoán, lệnh LO có thứ tự ưu tiên sau các lệnh ATC, ATC trong các phiên khớp lệnh định kỳ và lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục. 

Lệnh LO có thể được sử dụng trên cả 3 sàn giao dịch lớn nhất hiện nay là HOSE, HNX và UPCOM cũng như trên toàn bộ phiên giao dịch. 


=> Kết hợp giữa kinh nghiệm giao dịch hơn 10 năm được đúc kết cùng với nền tảng kiến thức về cả kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật của 2 giảng viên Lynch Phan và James Nguyễn: Khóa học đầu tư miễn phí Let’s Investing

Các loại lệnh LO trong chứng khoán

Có 2 loại lệnh LO trong chứng khoán chính đó là: lệnh LO ở phiên mở cửa và lệnh LO ở phiên đóng cửa. 

  • Lệnh LO ở phiên mở cửa: đây là lệnh giới hạn dùng khi muốn mua hoặc bán cổ phiếu tại phiên mở cửa nếu như mức giá thị trường đáp ứng các điều kiện giới hạn. Lệnh này chỉ có hiệu lực tại phiên giao dịch đầu tiên và hết hiệu lực ngay sau đó. 

  • Lệnh LO ở phiên đóng cửa: đây là lệnh giới hạn dùng khi muốn mua hoặc bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa nếu như mức giá này tốt hơn so với mức giá giới hạn. Lệnh sẽ bị hủy nếu như không đáp ứng được các điều kiện này. Đây là loại lệnh mở rộng của lệnh phiên đóng cửa thị trưởng, do đó nhà đầu tư có thể giao dịch với mức giá tốt hơn bằng cách đặt lệnh giới hạn LO tại phiên đóng cửa. 

Ưu nhược điểm của lệnh LO chứng khoán

Ưu nhược điểm của lệnh LO chứng khoán là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Ưu điểm của lệnh LO 

  • Tạo cơ hội mua bán chứng khoán với giá tốt hơn so với giá thị trường cho các nhà đầu tư tại thời điểm đặt lệnh, thu về lợi nhuận cao hơn. 

  • Giúp nhà đầu tư dự đoán được mức lãi hoặc lỗ ngay thời điểm thực hiện giao dịch.

  • Giúp giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư khi các nhà đầu tư chỉ được thực hiện đặt lệnh trong trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết.

Nhược điểm của lệnh LO

  • Trường hợp giá thị trường bỏ xa giá giới hạn, nhà đầu tư gặp rủi ro mất cơ hội đầu tư. 

  • Lệnh giới hạn LO có thể không được thực hiện trong nhiều trường hợp ngay cả khi mức giá giới hạn được đáp ứng vì lý do chưa đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh giao dịch. 

  • Gây cho nhà đầu tư áp lực tâm lý vì phải chờ đợi do diễn biến của thị trường không khớp với dự tính của nhà đầu tư.

Cách đặt lệnh LO là gì? 

Cách đặt lệnh giới hạn là gì? Cùng tìm hiểu các bước đặt lệnh LO chứng khoán ngay sau đây:

- Bước 1: Bước đầu tiên để đặt lệnh LO chứng khoán, nhà đầu tư cần mở tài khoản chứng khoán. 

- Bước 2: Sau khi đã có tài khoản, nhà đầu tư đăng nhập tài khoản trên trang web của công ty chứng khoán đã đăng ký.

- Bước 3: Lúc này màn hình đặt lệnh sẽ xuất hiện và hiển thị các thông tin như: số dư tiền mặt, số dư chứng khoán, sức mua,...

- Bước 4: Bấm chọn mục “Lệnh thông thường” trên giao diện màn hình và xem kỹ các thông tin có trong mục đó.

- Bước 5: Hoàn thiện các thông tin đặt lệnh. Trong đó đặc biệt chú ý phần “Giá”. Mức giá của lệnh LO phải nằm trong khoảng giá từ giá sàn đến giá trần. Bên cạnh đó, giá của chứng khoán nhà đầu tư định mua không được cao hơn so với số dư tiền mặt trong tài khoản. 

Bước 6: Bấm chọn “Đặt lệnh”, sau đó hệ thống hiển thị thông tin để duyệt xác nhận. Ở bước này nhà đầu tư cần đọc kỹ và kiểm tra lần cuối các thông tin trước khi nhập mã PIN xác nhận lệnh đặt. 

Bước 7: Kết thúc quá trình đặt lệnh bằng nút “Xác nhận” trên giao diện. Khi lệnh LO của bạn đã hoàn thành, trên màn hình giao dịch sẽ xuất hiện tất cả thông tin bao gồm: loại lệnh, đối tượng đặt, trạng thái lệnh và thời gian đặt lệnh,...Lệnh mà bạn đã đặt sẽ được hệ thống tự động lưu giữ. 

Cách sử dụng lệnh LO hiệu quả

Lệnh LO trong chứng khoán là lệnh được sử dụng nhiều nhất. Do đó làm sao để dùng lệnh LO cho hiệu quả là điều mà bất cứ nhà đầu tư nào trên thị trường đều quan tâm. Dưới đây là một số kinh nghiệm để nhà đầu tư sử dụng lệnh LO hiệu quả và tối ưu được lợi nhuận đầu tư cho mình:

  • Do lệnh LO chứng khoán có mức giá và khối lượng cố định nên nhà đầu tư có thể đặt lệnh để mua/bán chứng khoán với mức giá mình mong muốn nhằm thu về lợi nhuận tốt nhất. Bởi vì vị thế giá mua có tác động đến mức tỷ lệ phần trăm lợi nhuận. Việc đặt lệnh LO sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro mua chứng khoán với giá cao hoặc bán chứng khoán với giá thấp. 

  • Lệnh LO có thể được khớp với mức giá tốt nhất so với giá mà bạn đã đặt trong phiên khớp lệnh định kỳ ATO và ATC. Do đó khi nhà đầu tư đặt mua cổ phiếu với giá cao hơn mức giá cuối thì nhà đầu tư sẽ được mua với mức giá cuối đó, có nghĩa là mua với mức giá thấp hơn mức giá đặt. Còn nếu nhà đầu tư đặt mua giá thấp hơn giá cuối thì lệnh sẽ không được khớp. Đối với lệnh bán, nếu nhà đầu tư đặt giá bán thấp hơn mức giá cuối thì sẽ bán được với mức giá cuối cùng, có nghĩa là giá bán cao hơn so với giá đặt. Ngược lại nếu đặt lệnh bán giá cao hơn giá cuối thì lệnh sẽ không được khớp. Đây là điều nhà đầu tư cần chú ý để linh động hơn khi thực hiện đặt lệnh LO. 

  • Trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh mua với mức giá bằng hoặc cao hơn mức giá bán thấp nhất, hoặc đặt lệnh bán với mức giá bằng hoặc thấp hơn mức giá mua cáo nhất, thì lệnh LO lúc đó có thể gần giống như lệnh thị trường MP. 

 

Lệnh giới hạn LO được sử dụng thông dụng trong giao dịch đầu tư chứng khoán. Việc nắm được những kiến thức cần thiết về loại lệnh này là rất quan trọng đối với bất cứ nhà đầu tư nào. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho các nhà đầu tư về khái niệm lệnh LO trong chứng khoán là gì cũng như cách sử dụng lệnh sao cho hiệu quả. Take Profit chúc các nhà đầu tư vận dụng thành công kiến thức học được vào giao dịch đầu tư và đem về những kết quả đầu tư tốt nhất.


=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing - Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả bắt đầu từ 08/08/2022