Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) hiện là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống sau khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long vào năm 2015.  Đồng thời BID là một trong 3 ngân hàng có mạng lưới lớn nhất Việt Nam hiện nay khi sở hữu mạng lưới chi nhánh lên đến 180 chi nhánh và 798 phòng giao dịch trên cả nước.

Cơ cấu cổ đông

Hiện nay tỷ lệ cổ phần BID thuộc sở hữu nhà nước chiếm khoảng 80.99%, tiếp đó là cổ đông chiến lược ngân hàng KEB Hana có tỷ lệ sở hữu vào khoảng 15% cổ phần, các cổ đông khác chiếm 4.01%. Trong khi đó cổ đông nội bộ chỉ chiếm 0.01% tổng số lượng cổ phiếu.

Đối với ngành ngân hàng, khi có nhà nước nắm cổ phần nhiều sẽ là một lợi thế rất lớn vì sẽ có nhiều mối quan hệ hợp tác thuận lợi với các doanh nghiệp trong nhà nước và có nhiều mối làm ăn được ưu tiên hơn. Trong khi đó với sự tham gia của cổ đông chiến lược KEB Hana Bank sẽ giúp cho BID được hỗ trợ lớn về mặt chuyển đổi số, một xu hướng mà không thể thiếu trong thời đại ngày nay.



=> Trở thành nhà Đầu Tư chuyên nghiệp và làm chủ phương pháp phân tích cơ bản. Nắm rõ doanh nghiệp, nhìn thấu vĩ mô, biến thông tin thành lợi nhuận. Đăng ký khóa học Let Profit Run diễn ra vào 17-18/09. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web 


Tình hình kinh doanh của BID

Tỷ lệ NIM được cải thiện 

Tỷ lệ NIM Q2/2022 tăng 9 điểm cơ bản so với quý trước và giảm 10 điểm cơ bản so với cùng kỳ đạt mức 3.07%. Động lực tăng trưởng của NIM đến từ một số nguyên nhân như:


Tiếp tục đẩy mạnh cho vay bán lẻ

Đối với cho vay bán lẻ, mức lãi suất sẽ được cấu trúc ở mức cao hơn. Tại thời điểm tháng 6/2022, cho vay khách hàng cá nhân đã tăng 16% so với đợt đầu năm. Cùng với đó, tỷ lệ cho vay bán lẻ đã tăng 42% và chiếm tỷ trọng 10% tổng dư nợ cho vay của BID trong khi giai đoạn 2020-2021 chỉ dao động quanh 8-9%.


Cùng với đó, các gói vay ưu đãi lãi suất đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid đã hết hạn. Cụ thể là trong năm 2021, BID đã cung cấp các khoản vay ưu đãi lãi suất cho các khách hàng phải chịu tác động của Covid, điều này làm giảm thu nhập lãi thuần của ngân hàng khoảng 7 nghìn tỷ tương ứng mức giảm của NIM là 0.5%. Tính đến thời điểm cuối tháng 6, các gói ưu đãi này đã dần kết thúc, điều này cũng sẽ giúp cải thiện 1 phần nào đó của NIM trong thời gian tới.

Chất lượng tài sản được cải thiện 

Chất lượng tài sản của BID trong nửa đầu năm 2022 đã được cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ khi tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm và dự phòng trên nợ xấu tăng (Hệ số LLR). Nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hết Q2/2022 của BID đã giảm mạnh còn 0.99% so với mức cùng kỳ năm 2021 là 1.61%. Cùng với đó, BID đã nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước cho đến nay là 235%, điều này sẽ tạo bộ đệm vững chắc về tài sản và cơ hội hoàn nhập trong tương lai khi các khoản nợ xấu được xử lý.


Tỷ lệ an toàn vốn là động lực để tăng trưởng

Mặc dù triển vọng lợi nhuận của BID đến năm 2023 là rất khả quan do NIM có khả năng được cải thiện và tỷ lệ trích lập dự phòng cũng đã đầy đủ, tuy nhiên để tăng trưởng dài hạn được thì sẽ phụ thuộc vào việc tăng vốn của ngân hàng do các ngân hàng phải đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức cho phép.

Theo Ban lãnh đạo, quá trình nâng vốn của BID là đang trong giai đoạn tìm NĐT bên ngoài. Kế hoạch phát hành riêng lẻ sẽ giúp nâng cao hệ số CAR lên khoảng 10%. Tính đến thời điểm hiện tại hệ số CAR của BID đang là 8.47% trong khi VCB đang là 10.7% và các ngân hàng tư nhân khác ở mức 11-15%. Có thể thấy mặc dù hệ số CAR của BID vẫn cao hơn mức 8% của NHNN tuy nhiên vẫn rất thấp so với các ngân hàng khác. Vì thế trong tương lai nếu NHNN nâng tỷ lệ CAR lên thì việc tăng vốn là cần thiết đối với BID.


Rủi ro đầu tư

Rủi ro về lộ trình tăng vốn không đúng như kế hoạch đề ra, nếu BID phát hành riêng lẻ thành công thì có thể thúc đẩy tăng trưởng trong vòng 2 năm. Tuy nhiên nếu BID không tăng vốn thành công thì với mức CAR hiện tại là 8.47% thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho tốc độ tăng trưởng của BID. Vì thế rủi ro này sẽ cần phải theo dõi sát nếu đầu tư vào BID. 

Với những tiềm năng tăng trưởng của ngành ngân hàng nói chung và của BID nói riêng thì trong nửa cuối năm 2022 và trong năm 2023 thì cổ phiếu BID rất tiềm năng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc khi chọn cổ phiếu ngân hàng cho danh mục của mình.


=> Xem thêm Stock Show #12: Bối cảnh thị trường giai đoạn này và triển vọng? Bật mí những nhóm ngành đáng chú ý