Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) là một trong những nhà thầu lớn nhất Việt Nam với một lịch sử lâu đời và có nhiều kinh nghiệm tham gia xây dựng nhiều dự án lớn trên toàn quốc. Khó khăn liên tục ập đến với HBC với những lùm xùm xung quanh vị trí chủ tịch hội đồng quản trị, kết quả kinh doanh quý 4 năm 2022 cũng rất tệ. Và với năm 2023 HBC sẽ còn đối mặt thêm nhiều thách thức và khó khăn, nhưng liệu với mức giá cổ phiếu đã giảm sâu như hiện tại thì liệu có nên đầu tư vào mã cổ phiếu này?

Tham vọng lớn 

Năm 2022, chủ tịch HBC là ông Lê Viết Hải đã tuyên bố mục tiêu của HBC về doanh thu và lợi nhuận đến năm 2032 lần lượt là 20 tỷ USD và 1 tỷ USD, đây là một tham vọng lớn và để đạt được mục đích này, HBC buộc phải mở rộng ra thị trường nước ngoài. 

Chủ tịch HĐQT Hòa Bình Group thừa nhận, tham vọng ra nước ngoài của Hoà Bình Group có từ nhiều năm trước đến nay vẫn chưa thành công. Nguyên nhân một phần do dịch bệnh nên công ty tạm ngưng rót vốn vào các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dân dụng suốt hai năm qua để bảo toàn vốn. Phần còn lại chính vì công ty thiếu và yếu một số mặt như tiềm lực tài chính, kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài, nhân lực có trình độ ngoại ngữ và chứng chỉ chuyên môn quốc tế.

Nguồn: FPTS HBC

Cuộc chiến vương quyền

  • Sau khi công bố mục tiêu rất tham vọng chưa được 1 năm, HBC đã trải qua sóng gió lớn khi nội bộ xuất hiện những mâu thuẫn khi ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Văn Phú (thành viên Hội đồng Quản trị độc lập) xảy ra xung đột về quản trị. 
  • Vào giữa tháng 12/2022, Hội đồng Quản trị của HBC đã thông qua việc bầu ông Nguyễn Văn Phú lên làm chủ tịch thay thế ông Lê Viết Hải. Việc ông Lê Viết Hải từ nhiệm là để bổ nhiệm ông Lê Viết Hiếu (Con trai) lên đảm nhiệm chức Tổng giám đốc của HBC (Nguyên nhân là do điều 162 Luật doanh nghiệp 2020, Tổng giám đốc của công ty đại chúng không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị). 
  • Tuy nhiên vào ngày 31/12/2022, HBC tổ chức họp Hội đồng Quản trị nhằm hoãn các thay đổi về nhân sự được thông qua trước đó với 05/08 thành viên tham gia họp trực tuyến (bao gồm ông Nguyễn Văn Phú) và cuộc họp này đã thông qua Nghị quyết hoãn thi hành các thay đổi về nhân sự (được tán thành 03/05 thành viên tham dự tán thành), ông Lê Viết Hải tiếp tục là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của HBC. 
  • Nghị quyết này đã dẫn đến xung đột giữa hai bên khi ông Nguyễn Văn Phú cho rằng cuộc họp này không đủ điều kiện để diễn ra khi tại thời điểm đó ông đang ở Pháp và tin nhắn liên quan đến cuộc họp chỉ mang tính cá nhân, không phải xác nhận tham gia họp. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Phú cáo buộc ông Hải quản trị yếu kém nhiều năm, dẫn đến tình trạng HBC khó khăn như hiện nay.
  • Xung đột này đã dẫn đến đe dọa kiện tụng từ 2 bên. Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh gửi Quyết định cho HBC, yêu cầu hoãn thi hành các Nghị quyết thay đổi nhân sự cho tới khi vụ việc được giải quyết bằng quyết định hay phán quyết của Hội đồng Trọng tài. Ngay sau đó ông Phú đã đề đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng Quản trị độc lập và đã được HBC chấp thuận. 

 

=> Đừng bỏ lỡ khóa học chứng khoán miễn phí Let’s Investing K9 - Bứt phá năm 2023 với những cơ hội tiềm năng do chính bạn tự tay nắm bắt. Link đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing

Thách thức lớn trong hiện tại

Năm 2022 là một năm khó khăn chung của ngành xây dựng bất động sản, HBC không thể tránh khỏi được xu hướng này. Công ty đã ghi nhận kết quả kinh doanh rất tệ trong nhiều năm qua khi lợi nhuận sau thuế trong Q4/2022 đạt -1,203 tỷ đồng, lũy kế cả năm HBC đạt tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 14,123 tỷ và -1,131 tỷ đồng. Mức doanh thu mặc dù có sự hồi phục tuy nhiên vẫn còn rất thấp so với giai đoạn trước Covid.

Nguồn: Wichart

Chi phí giá nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi tăng cao chính là nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh của HBC giảm mạnh trong năm 2022. 

Giống như các doanh nghiệp xây dựng khác, thị trường bất động sản trở nên ngành càng khó khăn hơn khiến các doanh nghiệp xây dựng dân dụng phát sinh nhiều khoản nợ xấu và việc trích lập dự phòng là điều rất cần thiết. Từ giai đoạn Covid, HBC đã gặp khó khăn trong việc thu hồi công nợ khi tỷ lệ khoản phải thu/Doanh thu tăng rất mạnh khiến cho dòng tiền hoạt động kinh doanh của HBC âm và công ty phải dùng các khoản vay nợ để tài trợ cho vốn lưu động.

Nguồn: FPTS, HBC

Việc HBC tăng cường nợ vay để tài trợ cho vốn lưu động khiến cấu trúc tài chính của HBC gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi lãi suất tăng và neo ở mức cao. Do đó chi phí vốn vay của HBC đã tăng rất mạnh trong năm 2022, lên mức 10.2%, nếu lãi suất chỉ cần tăng thêm 1% thì chi phí lãi vay của HBC sẽ tăng thêm 580 tỷ, ngang bằng lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 2019-2021.

Nguồn: FPTS, HBC

Liệu có nên đầu tư vào cổ phiếu HBC tại thời điểm hiện tại? 

Chắc chắn câu trả lời là không! Với những khó khăn công ty đang phải đối mặt thì việc đầu tư vào HBC sẽ mang đến rất nhiều rủi ro. Đặc biệt những rủi ro đó rất khó có thể bình ổn lại trong thời gian ngắn và mang tính bất định cao. Do đó chúng ta nên chờ xem HBC sẽ đối mặt với những thách thức đó thế nào trong thời gian tới 

 

=> Xem thêm: Nhận định ngành xây dựng - Cú hích từ tăng tốc giải ngân đầu tư công | Cổ phiếu VCG, C4G, LCG, HHV