​P/B là gì trong chứng khoán? Các nhà đầu tư chứng khoán lâu năm chắc hẳn không còn xa lạ với chỉ số P/B. Đây là một loại chỉ số sử dụng khi muốn so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu so với giá trị được ghi trên sổ sách của cổ phiếu đó. Các nhà đầu tư cũng thường xuyên sử dụng chỉ số P/B để tìm kiếm những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Vậy chỉ số P/B là gì? Giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây. Bài viết cũng sẽ đề cập đến cách tính chỉ số P/B trong chứng khoán, những ưu điểm và hạn chế của chỉ số này cũng như một số lưu ý thêm về chỉ số P/B.  

p/b là gì trong chứng khoán

P/B là gì trong chứng khoán?

P/B là viết tắt của từ Price to book ratio, có ý nghĩa là chỉ số so sánh giữa giá trị thực tế và giá trị ghi sổ của một cổ phiếu. Chỉ số P/B còn được gọi theo cách khác là tỷ số P/B hoặc hệ số P/B. 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/B có thể kể đến như: tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, doanh thu, độ an toàn về mặt tài chính, lợi thế cạnh tranh, lĩnh vực kinh doanh và cả những điều kiện về kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, GNP, GDP,...

PB trong chứng khoán là gì? Trong chứng khoán, chỉ số P/B như một công cụ hữu ích đối với các nhà đầu tư trong việc phán đoán xem cổ phiếu có đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó hay không, nhờ đó quyết định được nên mua vào hay bán ra. 

Chỉ số P/B có ý nghĩa như thế nào?

Trong chứng khoán, chỉ số P/B có ý nghĩa rất quan trọng giúp chúng ta xác định được giá cổ phiếu hiện tại so với giá trị sổ sách của cổ phiếu tại doanh nghiệp đó đang cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu lần. 

  • Khi chỉ số P/B cao nghĩa là thị trường đang có nhiều kỳ vọng đối với cổ phiếu này, doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai. Do đó, để sở hữu được cổ phiếu đó thì các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn so với giá trị sổ sách của cổ phiếu. 

  • Khi chỉ số P/B thấp nghĩa là thị trường đang không đặt nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu này, doanh nghiệp có tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Do đó, các nhà đầu tư sẽ chỉ có thể mua cổ phiếu đó với mức giá thấp hơn. Ngoài ra còn một trường hợp là doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục sau sự khủng hoảng, đồng nghĩa với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một tăng trưởng kéo theo sự tăng lên của giá trị sổ sách của cổ phiếu. Do đó với trường hợp này, việc định giá cổ phiếu đang thấp hơn so với giá trị thực tế. Nhà đầu tư khi đó nên nắm bắt cơ hội mua vào để có thể thu về lợi nhuận trong tương lai. 


=> Cung cấp cho học viên một bức tranh toàn cảnh về Thị Trường Chứng Khoán - Trang bị cho nhà đầu tư cả 2 kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật - Đăng ký ngay khóa học miễn phí: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=web


Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt? 

Thực tế không có một tiêu chí cụ thể nào quy định rằng chỉ số P/B bao nhiêu là tốt. Tuy nhiên dựa theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư chứng khoán lâu năm cho thấy:

  • Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, mức thu nhập cổ phiếu mang lại bền vững thì chỉ số P/B càng cao sẽ càng có lợi. 

  • Còn đối với các công ty thiên về chất lượng hơn thì chỉ số P/B không cần phải quá cao để đem lại những kết quả tốt. 

Một lời khuyên dành cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường và chỉ dựa vào chỉ số P/B để phán đoán cổ phiếu thì nên lựa chọn những cổ phiếu có chỉ số P/B nhỏ hơn 1,5. Với chỉ số này, khi doanh nghiệp gặp phải biến động bất thường thì mức độ rủi ro có thể được giảm xuống. Giải thích cho điều này, những doanh nghiệp có chỉ số P/B thấp là những doanh nghiệp chất lượng và có năng lực giải quyết nhanh nhạy các biến cố. 

Cũng như thế, với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh ở mức trung bình, nếu như có chỉ số P/B cao thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó không phải lựa chọn tốt, nhà đầu tư nên lưu ý để không mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này để hạn chế rủi ro. 

Cách tính chỉ số P/B trong chứng khoán là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B 

Hiện nay, các nhà đầu tư áp dụng chỉ số P/B vào việc đánh giá cổ phiếu một cách phổ biến. Vậy ưu điểm và nhược điểm của P/B trong chứng khoán là gì?

Ưu điểm chỉ số P/B

  • Mức độ ổn định của chỉ số P/B cao hơn hẳn so với chỉ số EPS, nên dù trong điều kiện biến động khó lường của chỉ số EPS thì chỉ số P/B vẫn có hiệu quả hơn hẳn trong việc quan sát và đánh giá.

  • Do chỉ số P/B luôn luôn dương nên có thể dùng chỉ số này để định giá các công ty đang hoạt động thua lỗ.

  • Chỉ số P/B sẽ hữu hiệu nhất khi được sử dụng để định giá các công ty có khối lượng tài sản lớn và khả năng thanh khoản cao ví dụ như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty đầu tư.

Hạn chế P/B trong chứng khoán

  • Chỉ số P/B mới chỉ xét đến giá trị của các tài sản hữu hình mà bỏ qua giá trị của các tài sản vô hình trong doanh nghiệp ví dụ như: thương hiệu, tài sản trí tuệ, phát minh sáng chế,...Trong khi đó chính những tài sản vô hình này mới là yếu tố quan trọng góp phần gia tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy tăng giá cổ phiếu. 

  • Giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng chưa phản ánh đúng và đủ về giá trị thị trường hiện tại của tài sản. Có thể giá trị sổ sách của cổ phiếu được lấy cách đây mấy năm. Do đó các nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào chỉ số P/B để kết luận về cổ phiếu của một doanh nghiệp vì điều đó không đủ đảm bảo độ chính xác.


Như vậy trên đây là tất cả kiến thức quan trọng nhất về chỉ số P/B được tổng hợp dành cho những nhà đầu tư mới đang tìm hiểu về thị trường. Chỉ số P/B này có giá trị rất lớn trong phân tích cổ phiếu và đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần nắm được cách áp dụng cũng như một số lưu ý khi sử dụng sẽ giúp tăng hiệu quả phân tích cổ phiếu từ đó có những lựa chọn giao dịch đúng đắn. Hy vọng nhà đầu tư đã hiểu được P/B là gì trong chứng khoán. Chúc các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả và thành công.


=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing - Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả bắt đầu từ 08/08/2022