Suy thoái kinh tế là một thuật ngữ trong kinh tế học vĩ mô, khái niệm này được hiểu là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế ở một quốc gia, một khu vực. Cùng Take Profit tìm hiểu suy thoái kinh tế là gì? Các biểu hiện của suy thoái kinh tế và hậu quả của nó trong bài viết dưới đây.

Khái niệm về suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế là một thuật ngữ trong kinh tế học vĩ mô, khái niệm này được hiểu là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế ở một quốc gia, một khu vực. Việc suy thoái ở đây có thể kể đến chỉ số GDP hay tổng sản phẩm quốc nội giảm trong một thời gian dài. Thời gian để xác định tình hình suy thoái là hai quý trong một năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm. 

Như vậy, về cơ bản suy thoái kinh tế là sự sụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước kéo dài trong nhiều tháng. Sự suy thoái kinh tế ở mức nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài thì được đánh giá là khủng hoảng hay suy sụp nền kinh tế.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. Trong đó, những nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế Áo cho rằng suy thoái kinh tế xuất phát từ tình trạng lạm phát tức là giá cả leo thang, đồng tiền ngày càng mất giá. Họ cho rằng đây là những cơ chế tự nhiên của thị trường thể hiện việc điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn tăng trưởng. Ngoài ra, một số nhà kinh tế học khác thì đưa ra nguyên nhân suy thoái kinh tế do chính sách quản lý tiền tệ yếu kém.

Theo những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những người theo lý thuyết chu kỳ kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế chịu tác động bởi các yếu tố khác nhau như: giá dầu, thiên tai, thời tiết, dịch bệnh hay chiến tranh. 

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08

Các biểu hiện của suy thoái kinh tế

Lãi suất trái phiếu

Đường cong lãi suất trái phiếu là một trong những tín hiệu của một cuộc suy thoái. Đơn cử là đường cong lãi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng và 10 năm đã tác động lớn đến các cuộc suy thoái gần đây nhất của Hoa Kỳ.

Trong lĩnh vực tài chính, đường cong lãi suất trái phiếu (yield curve) là đường thể hiện các mức lãi suất khác nhau đối với các khoản vay có giá trị ngang nhau nhưng kỳ hạn khác nhau. Ví dụ: trái phiếu có kỳ hạn 2 tháng so với trái phiếu có kỳ hạn 2 năm,...

Nguyên nhân chủ yếu do lạm phát. Lạm phát thường đồng nghĩa với sự tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tăng sẽ khiến lượng trái phiếu mua vào cao hơn để lấy lãi suất bù đắp vào khoản mất giá. Do đó, đường cong lãi suất phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế, lạm phát là nguyên nhân chính. 

Theo nguyên tắc lãi suất dài hạn sẽ cao hơn so với lãi suất ngắn hạn. Khi xảy ra trường hợp lãi suất dài hạn lại thấp hơn so với lãi suất ngắn hạn thì đường con lãi suất sẽ có dấu hiệu đảo ngược. Yếu tố này dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm.

Điều kiện tín dụng

Theo các nhà kinh tế, một trong những dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế là tình trạng điều kiện vay vốn trở nên khó khăn, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu các ngân hàng thắt chặt các chính sách về cho vay khi họ nhận thấy những rủi ro trong tương lai của các khoản vay này, chiều hướng đi xuống của hoạt động kinh tế sẽ trở nên rõ ràng hơn. Các cuộc khảo sát như: thăm dò ý kiến với các chuyên viên cho vay của các ngân hàng; chỉ số điều kiện tín dụng sẽ là những đầu mối quan trọng cho thông tin này. 

Tâm lý kinh doanh 

Hiện nay, cùng với tình hình bất ổn, chiến tranh và sự leo thang của giá nguyên liệu vô hình chung đã tạo ra tâm lý dè dặt trong hoạt động đầu tư. Khảo sát về hoạt động kinh tế và chỉ số sản xuất của doanh nghiệp cũng có thể cho thấy xu hướng này. Theo Jess Edgerton - chuyên gia kinh tế cao cấp của JPMorgan Chase & Co cho biết, suy thoái sẽ dẫn đến giảm chi tiêu vốn, điều này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.

Trong tình hình hiện tại, niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu của các nhà đầu tư trên thế giới đang giảm xuống. Theo báo cáo của Global CEO Outlook 2019 của KPMG cho thấy, trong bốn nền kinh tế lớn - Úc, Anh, Pháp và Trung Quốc, chưa đến một nửa số CEO tự tin vào triển vọng phát triển nền kinh tế toàn cầu.

Nợ xấu gia tăng

Thất nghiệp, thiếu việc làm, mức lương thấp trong khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ nợ xấu của các cá nhân. Đối với nợ xấu của Chính phủ, viêc thiếu nguyên liệu sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng phải đi vay các quốc gia khác, trong thời gian kéo dài, nền kinh tế không có chuyển biến tích cực sẽ dẫn đến nợ xấu. 

Thị trường lao động

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia, số liệu về người đnag hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ cho thấy tình hình của nền kinh tế không hề khả quan. Nhiều doanh nghiệp hiện nay có xu hướng thu hẹp hoạt động sản suất, kinh doanh hoặc sáp nhập thâm chí là giải thể dẫn đến việc tái cơ cấu lại lao động, cắt giảm nhân sự, tính giảm biên chế. Điều này báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế đang đến gần.

Ngoài ra, dữ liệu về tiền lương tháng sẽ cho thấy biểu hiện về tình hình của thị trường lao động một cách rõ rệt hơn. Thu nhập của người dân giảm, ảnh hưởng đến cơ cấu GDP, cơ cấu GDP là căn cứ nhận định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vào thời điểm các công ty ngừng tuyển dụng thêm nhân công hoặc thậm chí là sa thải nhân công, thu nhập của lao động giảm sút, đó là biểu hiện mầm mống của một cuộc suy thoái. 

Một con số liên quan khác là lượng nhân lực được chuyển dụng tạm thời. Khi làm ăn thuận lợi, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng thêm nhân viên tạm thời để đáp ứng được hết nhu cầu. Khi kinh doanh xuống dốc, nhân viên thời vụ sẽ là những người đầu tiên mất việc, mất đi nguồn thu nhập.  

Hậu quả của suy thoái nền kinh tế

Thứ nhất: Thương mại toàn cầu giảm

Nếu sản lượng lẫn nhu cầu của nền kinh tế giảm. Tình hình đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước bị hạn chế sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong nhập khẩu của các hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa cơ bản và các nguyên liệu vật liệu từ nước ngoài cũng sẽ giảm theo đó. Như vậy, tình hình thương mại sẽ đi xuống khi có yếu tố tác động của suy thoái kinh tế.

Thứ hai: Sự mất giá của đồng tiền

Như đã phân tích ở trên, lạm phát gia tăng dẫn đến tình trạng giá trị đồng tiền của các quốc gia giảm mạnh. Đồng tiền mất giá sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế không chỉ tác động đến một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu với các quốc gia khác.

Thứ ba: Giá hàng hóa, nguyên vật liệu thô sẽ giảm

Giá dầu cao là biểu hiện của nhu cầu hàng hóa của thế giới trong những năm gần đây tăng cao. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, tình trạng này sẽ không kéo dài, bởi tình hình dịch bệnh, tình trạng bất ổn về an ninh, chính trị đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, nếu như tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Nếu nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc giảm thì nhu cầu về sản xuất hàng hóa, nhu cầu về nguyên liệu sản xuất cũng sẽ giảm đáng kể.

Thứ tư: Hạn chế sự can thiệp của ngân hàng trung ương

Hiện nay, nếu tình hình kinh tế đi xuống, ngân hàng trung ương sẽ không thể sử dụng các công cụ tiền tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế do việc làm này sẽ làm gia tăng lạm phát của quốc gia. Do đó, có thể thấy rằng năng lực trợ giúp của ngân hàng đối với nền kinh tế suy thoái gặp nhiều trở ngại.

 

=> Xem thêm: #1. Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ đánh giá toàn cảnh thị trường - Tín hiệu rủi ro và cơ hội