Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải, kinh doanh, xuất nhập khẩu điện năng. 

POW hiện đang vận hàng 7 nhà máy điện ở 3 mảng khác nhau: 

  • Mảng điện khí (chiếm 64% Doanh thu): Nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhà máy Điện Nhơn Trạch 1&2

  • Mảng điện than (chiếm 29% doanh thu): Nhà máy điện Vũng Áng 1

  • Mảng thủy điện (chiếm 7% doanh thu): Nhà máy ĐakĐrink và Hủa Na

Là một doanh nghiệp trong ngành điện nhưng POW lại không thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN mà lại có 79.9% cổ phần nằm trong tay Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Do đó, Doanh nghiệp này có thể tận dụng tiềm năng từ nguyên liệu đầu vào là khí để phát triển mảng điện khí của mình

Kết quả kinh doanh của POW

Quý III/2021, do chịu tác động lớn của dịch bệnh nên nhu cầu tiêu thụ điện giảm, POW ghi nhận doanh thu quý 3/2021 giảm 13% so cùng kỳ về mức 5,342 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn giảm nhanh hơn với tỷ lệ 19%, chủ yếu do giảm sản lượng điện sản xuất tại Công ty mẹ và các công ty con làm cho lợi nhuận gộp theo đó tăng 54% lên 843 tỷ đồng. Ngoài ra, cuối quý III/2021, POW đã thoái vốn thành công ở PVM và thu về 358.5 tỷ doanh thu với hơn 200 tỷ hạch toán đầu năm và hơn 100 tỷ hạch toán trong quý III và IV. Cộng với việc các chi phí đều giảm, POW duy trì kết quả kinh doanh tốt với lợi nhuận sau thuế đạt 438 tỷ đồng, gấp 4.6 lần cùng kỳ năm trước

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 20,967 tỷ đồng, giảm 4% so cùng kỳ. Tuy nhiên lãi ròng vẫn tăng 41% so cùng kỳ, đạt 1,841 tỷ đồng. Kết quả này do tăng doanh thu tài chính 35% trong khi tiết giảm các khoản chi phí hoạt động. Như vậy, Công ty đã thực hiện được 74% kế hoạch doanh thu và xuất sắc vượt 38% chỉ tiêu lợi nhuận của năm 2021.


=> Đăng ký ngay khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=youtube

Đánh giá cổ phiếu POW có những triển vọng và thách thức gì năm 2022

  • Sau quý III/2021 bị ảnh hưởng 1 phần do dịch, Nhu cầu điện kỳ vọng sẽ tiếp tục đà tăng trong trung dài hạn cùng với sự phát triển và mở cửa nền kinh tế. Giai đoạn 2021 - 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và Phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau COVID-19, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9,4%/năm. Ngoài ra, Theo Quy hoạch điện VIII, dự kiến đến 2025 công suất nguồn và sản lượng điện lần lượt là 97.66 GW và 378.37Twh, đến 2030 là 136GW và 550.73 Twh, lần lượt tăng trưởng kép CAGR là 8.6% và 7.8% từng giai đoạn. Và POW chắc chắn sẽ được hưởng lợi chung từ xu hướng tăng đó.

  • Thủy điện sẽ kết thúc thời kỳ thuận lợi từ 2022 khi pha La Nina suy yếu đặc biệt từ T2/22. Sau năm giai đoạn điều kiện thủy văn thuận lợi trước đó, hiện tại rất nhiều hồ chứa của các nhà máy thủy điện đang thiếu hụt, tổng lượng nước tích được chỉ đạt 60-80% so với dung tích thiết kế. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến mục tiêu phát điện của các nhà máy thủy điện khi nguồn nước này còn phải dùng cho rất nhiều mục đích khác nữa. Đến nay, EVN đã chuẩn bị phương án huy động nhiệt điện than, nhiệt điện dầu khi thiếu hụt nguồn thủy điện. Và POW với lợi thế từ việc rất mạnh trong mảng nhiệt điện đặc biệt là nhiệt điện khí sẽ được hưởng lợi từ phương án huy động này. 

  • Điện khí LNG sẽ là phân khúc đầy hứa hẹn: Cùng với năng lượng tái tạo, Quy hoạch điện VIII cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của điện khí đối với quy hoạch phát triển công suất nguồn điện của Việt Nam trong giai đoạn 2020-45. Hiện tại, nguồn khí đầu vào trong nước đang dần cạn kiệt, trong khi các mỏ khí mới cần điều kiện khai thác phức tạp. Do đó, Nhà nước đã bắt đầu phát triển điện khí sử dụng LNG nhập khẩu - một nguồn nguyên liệu ổn định hơn và dự kiến sẽ rẻ hơn trong dài hạn. Nhơn Trạch 3&4 (công suất dự kiến 1300 - 1400MW) của POW là đơn vị tiên phong với tư cách là nhà máy đầu tiên sử dụng LNG nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy giá thành điện khí LNG ở mức cao nhưng nhờ tính ổn định và sạch, tôi cho rằng các nhà máy nhiệt điện khí mới sẽ được ưu tiên huy động.

  • Sức khỏe tài chính và lợi nhuận của POW liên tục và dự kiến tiếp tục được cải thiện khi POW đã dần  trả bớt nợ dài hạn để giảm bớt áp lực từ chi phí lãi vay cho mình.

đánh giá cổ phiếu pow


  • Tuy nhiên rủi ro với sức khỏe tài chính của POW cũng có thể sẽ đến khi doanh nghiệp này chuẩn bị thực hiện dự án Nhơn Trạch 3&4 - dự án nhà máy điện sử dụng LNG. Đây là sẽ dự án tiêu tốn rất nhiều nguồn tài chính của POW

  • Trong ngắn hạn, cơ cấu nguồn điện của Việt Nam có đến gần 30% là điện tái tạo và việc điện từ năng lượng tái tạo được ưu tiên huy động cũng như việc giá thành điện khí cao sẽ là rủi ro lớn nhất của POW. Tuy nhiên, khi tổng nhu cầu tiêu thụ điện lớn lên thì rủi ro này sẽ giảm xuống vì điện tái tạo như điện gió và mặt trời sẽ không được ổn định như điện khí do  phụ thuộc điều kiện tự nhiên và các bộ lưu trữ điện cho nhà máy điện tái tạo thì chưa được phát triển

Định giá cổ phiếu POW

Hiện tại cổ phiếu POW đang được giao dịch ở mức P/E khoảng 13.92 lần, do đó mình đánh giá tiềm năng của mã cổ phiếu POW đã được phản ánh một phần vào trong giá cổ phiếu.