DPM - Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được thành lập từ năm 2003. Đến năm 2007, Công ty chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần và niêm yết trên HOSE với mã cổ phiếu DPM

Ngành nghề kinh doanh chính của DPM là sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất. Hiện nay sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là phân Urê hạt trong, phân NPK; các sản phẩm thương mại như: phân Kali, SA, DAP; các loại hóa chất như Amoniac lỏng, UFC85/Formaldehyde, khí CO2, hóa chất dầu khí khác.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DPM

  • Trong quý III/2021, công ty đạt kết quả kinh doanh rất tích cực với doanh thu thuần 2,824 tỷ đồng và lãi ròng 618 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 239% (gấp 3.4 lần) so cùng kỳ năm 2020.

  • Lũy kế 9 tháng đầu năm, DPM đạt 7,700 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,473 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 32% và 150% (gấp 2.5 lần) so cùng kỳ năm trước. Như vậy Tổng công ty đã vượt kế hoạch LN năm 303%.

  • Theo công bố từ công ty, nguyên nhân chính giúp cải thiện KQKD là do giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón đều tăng. Cụ thể, sản lượng kinh doanh đạt trên 900.000 tấn phân bón, hóa chất các loại, nổi bật là kinh doanh NPK Phú Mỹ đạt gần 123.000 tấn, hoàn thành 112% kế hoạch 9 tháng, 88% KH năm 2021 và tăng 77% so với cùng kỳ năm 2020.

  • Đặc biệt, DPM đã tận dụng lượng hàng tồn kho giá rẻ và giá bán tăng mạnh, cải thiện biên lợi nhuận trong 9T đầu năm 2021 đạt ~30%, cao nhất trong số các DN phân bón niêm yết (DCM đạt 22.32% và trung bình ngành là 17.15%)


=> Đăng ký ngay khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=youtube

Nhận định cổ phiếu DPM có những tiềm năng gì

  • Giá phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao nhờ hưởng lợi từ nguồn cung hạn chế, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước kỳ vọng cải thiện nhờ giá gạo phục hồi.

Bên cạnh Trung Quốc - quốc gia sản xuất phân bón đứng đầu thế giới công bố tạm hoãn hoạt động xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa thì mới đây Nga có kế hoạch áp hạn ngạch xuất khẩu phân bón.Thêm vào đó, việc vận tải khó khăn một phần cũng dẫn đến thiếu hụt nguồn cung phân bón thêm trầm trọng. Nguồn cung hạn chế, tuy nhiên ở chiều ngược lại, giá nông sản và diện tích canh tác tăng  do nhu cầu tích trữ lương thực gia tăng hậu đại dịch Covid 19 để đảm bảo an ninh lương thực dẫn đến nhu cầu đối với các sản phẩm phân bón lại tăng cao trên toàn cầu. Hạn chế nguồn cung và tăng trưởng nguồn cầu sẽ làm cho giá phân bón dự kiến sẽ tiếp tục neo cao. 

  • Giá khí đầu có dấu hiệu giảm do ảnh hưởng của biến thể Omicron mới của dịch bệnh, và mùa đông tại Mỹ và Châu Âu được dự báo sẽ ấm hơn so với nhận định trước đó tuy nhiên vẫn ở mức cao ~ 2 lần so với đầu năm. Nhưng theo hợp đồng giữa DPM và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, giá khí sẽ được thỏa thuận trên giá dầu (tăng khoảng 20-30% so với đầu năm), do vậy giá thành của DPM cũng không bị đội lên quá cao.

  • Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra vào ngày 09/11/2021, Bộ Công Thương đã đề xuất với Quốc hội về việc xếp loại phân bón vào nhóm chịu thuế GTGT.Nhận được sự đồng thuận, tới đây Bộ Tài Chính sẽ tham mưu cho Chính phủ trình dự thảo sửa đổi Luật lên Quốc Hội khóa XV để sửa đổi và hoàn thiện trong thời gian tới. Nếu dự thảo được thông qua, DPM sẽ được khấu trừ khoản thuế đầu vào cho cả hai sản phẩm chủ lực của Công ty là phân Ure và phân NPK (với nguyên liệu đầu vào là axit, thay vì phân đơn). Dự kiến thay đổi chính sách thuế sẽ giúp DPM giảm giá thành sản xuất hơn 360 tỷ đồng

Định giá cổ phiếu DPM

Hiện tại cổ phiếu DPM đang được giao dịch ở mức P/E khoảng 13.5 lần, đã phản ánh tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp này.