Đầu năm 2022, nhiều sự kiện trên thế giới xảy ra như xung đột giữa Nga - Ukraine và chính sách Zero Covid của Trung Quốc dẫn đến những tác động đáng kể, phần lớn là tiêu cực đối với những lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm, nhận định về những tác động của bối cảnh vĩ mô đến các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam.

Chiến tranh giữa Nga - Ukraine

Xung đột giữa Nga - Ukraine xảy ra dẫn đến những tác động đáng kể, phần lớn là tiêu cực đối với những lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, thanh toán các hợp đồng thương mại với các quốc gia liên quan như Nga, Ukraine, Belarus.

Theo tờ Fibre2fashion, hiện nay dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nga chiếm 10.5%. Tờ này cũng trích dẫn rằng theo Vụ trưởng Châu Âu - Châu Mỹ của Bộ Công Thương Việt Nam, cả Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam trong khu vực Á - Âu. Xét về kim ngạch thương mại, Nga đứng thứ nhất và Ukraine xếp vị trí thứ sáu. Do đó, nếu xung đột Nga - Ukraine kéo dài sẽ chắc chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và hai nước trên. 

Có 2 vấn đề được đánh giá là tiêu cực qua sự kiện này đó là (1) giá nguyên liệu tăng dẫn đến chi phí vận chuyển bị đẩy lên rất cao và (2) về việc khả năng thanh toán sẽ bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây lên hệ thống tài chính của Nga. Ngoài ra thì tỷ giá đồng rúp có nhiều biến động nên một số nhà nhập khẩu Nga đã đề nghị tạm dừng thanh toán, điều này sẽ tăng rủi ro lên cho các nhà xuất khẩu ở Việt Nam khi chưa thể thu được tiền về. 


=> Đăng ký khóa học đầu tư chứng khoán MIỄN PHÍ của Take Profit diễn ra vào 08/08 - 13/08/2022: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=web 


Diễn biến dịch Covid-19 và những chính sách chống dịch của Trung Quốc

Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “Zero Covid”, tuy nhiên các ca nhiễm liên tục tăng và đó là lý do quốc gia này đã thực hiện rất nhiều các biện pháp phong tỏa ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có nhiều tỉnh, thành giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trong thời gian tới nếu các chính sách của chính phủ Trung Quốc không đạt được những hiệu quả, các nhà máy, cơ sở sản xuất sẽ phải đóng cửa, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Trung Quốc và toàn bộ nền kinh tế thế giới. 

Đối với ngành dệt may Việt Nam, việc Trung Quốc phong tỏa huyện Đông Quan, tỉnh Quảng Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may (chỉ, sợi, vải) khi tỉnh Quảng Đông là tỉnh trọng yếu chuyên sản xuất quần áo tại Trung Quốc. Tuy nhiên, qua sự việc nghe có vẻ tiêu cực này thì vẫn còn đâu đó những điểm tích cực khác, việc Trung Quốc phong tỏa nhiều tỉnh thành như vậy sẽ dẫn đến khả năng một số đơn hàng dệt may sẽ chuyển dịch sang các nước lân cận (trong đó có Việt Nam), tiếp tục xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí thấp. 

Qua những sự kiện vĩ mô diễn ra gần đây, có thể thấy ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức khá lớn nếu tình hình trở nên xấu đi, tuy nhiên vẫn còn đâu đó những cơ hội. Vấn đề là những doanh nghiệp nào sẽ nắm bắt được những cơ hội đó để tăng trưởng một cách mạnh mẽ nhất. 

=> Xem thêm: STOCK SHOW #6: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VỀ DÀI HẠN SẼ THẾ NÀO SAU CĂNG THẲNG NGA - UKRAINE