Cập nhật tình hình nhóm ngành điện trong quý 3 năm 2022, cùng với đó là những đánh giá về triển vọng của nhóm ngành điện. Liệu nhóm điện khíđiện than và thủy điện có triển vọng tích cực trong quý tới.

Tình hình chung ngành điện

Nguồn: EVN, TakeProfit tổng hợp

- Tổng sản lượng điện của toàn hệ thống trong 10 tháng đầu năm của 2022 đạt 225.98 tỷ kWh tương đương tăng 6.1%. Cơ cấu theo các nguồn: Sản lượng của thủy điện đạt 82.42 tỷ kWh, chiếm 36.5% do được hưởng lợi từ pha La Nina nên ghi nhận lượng nước về khu vực các nhà máy tích cực; Nhiệt điện than đạt 86,56 tỷ kWh, chiếm 38,3%; Tua bin khí đạt 23,87 tỷ kWh, chiếm 10,6%; Năng lượng tái tạo đạt 29,87 tỷ kWh, chiếm 13,2% (trong đó điện mặt trời đạt 22,65 tỷ kWh, điện gió đạt 6,91 tỷ kWh); Điện nhập khẩu đạt 2,68 tỷ kWh, chiếm 1,2%.


Nguồn: Báo cáo thường niên EVN, FIDT

Cơ cấu tiêu dùng điện cho thấy rằng các nhóm Công nghiệp & Xây dựng (chiếm tỷ trọng 54%) và Quản lý & Tiêu dùng dân cư (chiếm tỷ trọng 34%) có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng điện tại thị trường Việt Nam. Trong giai đoạn 2020-2021, do sự bụng phát của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng. Nhiều đợt giãn cách xã hội khiến cho nhiều nhà máy, công trường phải tạm ngưng đóng cửa hoặc giảm công suất để đáp ứng tiêu chuẩn phòng chống dịch. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng điện tại Việt Nam dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong tương lai do (1) Việt Nam đang dần trở thành công xưởng lớn, do làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc; (2) Hoạt động sản xuất kinh doanh phần lớn đã khôi phục hoàn toàn sau dịch Covid-19.

Nguồn: EVN, TakeProfit tổng hợp

Giá điện thu mua bình quân của EVN tại các nhà máy trung bình cao hơn năm 2021, riêng trong tháng 7/2022 giá thu mua điện bình quân đạt 1,840 VND cao hơn 34% so với cùng kỳ. Giá điện thu mua tăng cao trong năm 2022 do ảnh hưởng của việc giá cả nguyên liệu sản xuất điện năng như than, khí tăng mạnh trong giai đoạn này gây ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện của các nhà máy. Do nguồn điện từ nguyên liệu hóa thạch chiếm 50% cơ cấu nguồn điện năng vì vậy biến động của giá nguyên liệu như Than và Khí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thu mua điện trung bình của EVN. Dự kiến giá thu mua điện và điện ở thị trường cạnh tranh dự kiến vẫn sẽ được duy trì ở mức cao trong cuối năm 2022 đến giữa năm 2023, do (1) Giá nguyên liệu như Than và Khí vẫn chưa hạ nhiệt nhiều, có thể duy trì ở mức cao trong năm tới; (2) Pha LaNina kết thúc sẽ khiến cho sản lượng từ Thủy điện suy giảm (đây là nguồn có mức giá rẻ nhất trong các nguồn).

Biểu đồ giá dầu IFO 380 Singapore

Nguồn: Investing, shipandbunker

 

- Giá các nguồn nguyên liệu nhu than và khí đốt tăng cao trong đầu năm 2022, do ảnh hưởng của chiến tranh Nga và Ukraine. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu lớn trên thế giới, bị cấm vận bởi Mỹ và Châu Âu gây nên tình trạng thiếu khí đốt tại khu vực EU, các quốc gia tại khu vực này đã phải mở cửa lại các nhà máy Điện than nên dẫn đến nhu cầu tiêu thụ than tăng cao.

Giá than Newcastle đạt 332 USD/tấn vào tháng 11 (+118% yoy), giá dầu FO 380 Singapore hạ nhiệt so với vùng đỉnh hồi tháng 4 (giảm khoảng 60%) hiện tại đã ở vùng giá ngang bằng so với cùng kỳ 2021. Theo chúng tôi đánh giá giá nguyên liệu có thể sẽ hạ nhiệt trong 2023 nhưng vẫn sẽ duy trì ở mức cao do (1) Ảnh hưởng từ chiến tranh Nga và Ukraine vẫn còn, Châu Âu tăng lượng tiêu thụ than cho nhà máy điện do nguồn khí đốt từ Nga bị siết; (2) Trung Quốc có thể từ bỏ chính sách Zero-Covid, khiến chon nhu cầu năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục.

 

Nguồn: VCBS

- Ngày 03/10/2022, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định về xây dựng phương pháp xây dựng giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Tuy nhiên theo VCBS đánh giá từ lúc thông tư 15 có hiệu lực vào ngày 25/11/2022 thì sẽ mất khoảng 3 tháng để Bộ Công thương nhận hồ sơ từ ERAV và ngoài ra thêm khoảng thời gian dài để các nhà máy điện đàm phán. Vì vậy nhiều khả năng sang cuối năm 2023 chính sách giá bán cho các dự án chuyển tiếp mới có thể chính thức ban hành (theo VCBS).

- Ngày 20/11/2022, EVN cũng đã gửi công văn cho Bộ Công Thương về xây dựng khung giá phát điện. Theo tính toàn của EVN từ dữ liệu các Chủ đầu tư dự án Điện mặt trờ và Điện gió cung cấp cho EVN. Tổng đoàn Điện lực đã kiến nghị khung giá tối đa của từng loại dự án như sau:

EVN kiến nghị áp dụng khung giá phát điện mới cho nhà máy NLTT chuyển tiếp

STT

Loại hình NMĐ

Giá trị tối đa của khung giá (đồng/kWh)

1

Điện mặt trời mặt đất

1187.96

2

Điện mặt trời nổi

1569.83

3

Điện gió trong đất liền

1590.88

4

Điện gió trên biển

1944.91

Nguồn: EVN, Công văn gửi Bộ Công thương

 

 

Đánh giá về triển vọng các nhóm năng lượng

 

=> Xem thêm: Sử dụng Ichimoku hiệu quả - Cách tìm cổ phiếu an toàn trong giai đoạn hiện tại | Đầu tư chứng khoán