Nếu như ngày Bùng nổ theo đà là phương pháp giúp William O'neil nhận diện đáy thị trường, thì số ngày phân phối (Distribution Days) là công cụ để nhận diện đỉnh. Chắc hẳn những phiên giao dịch gần đây chúng ta đã từng nghe qua thuật ngữ này nhưng không phải ai cũng hiểu cách xác định các phiên phân phối như thế nào và cần làm gì khi chúng xuất hiện? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Phiên phân phối là gì?

Phiên phân phối là gì? Được định nghĩa là phiên mà chỉ số chung của thị trường mất hơn 0.2% với khối lượng cao hơn phiên trước đó. Nhà đầu tư theo trường phái Canslim thường đếm phiên phân phối để canh điểm đảo chiều của 1 xu hướng tăng giá của thị trường.

Các chỉ số thị trường chung mà ở đây chúng ta tập trung quan sát là VNINDEX và VN30. Trong quá trình tăng giá, nếu khối lượng giao dịch toàn thị trường tăng so với ngày trước đó, nhưng mức tăng của chỉ số ngày càng ít đi (nói cách khác khối lượng tăng mạnh nhưng giá không tăng nhiều) là một trong những cảnh báo thị trường đang có dấu hiệu tạo đỉnh.

Theo dõi các phiên phân phối có vai trò rất quan trọng trong việc đo lường sức khỏe thị trường. Bởi giá cổ phiếu tăng không chỉ đến từ yếu tố cơ bản, mà nó còn phải đến từ dòng tiền của các nhà đầu tư tổ chức lớn. Lực cầu của chính dòng tiền này mới là yếu tố dẫn dắt đưa cổ phiếu vào xu hướng tăng mạnh mẽ, đồng thời hành động mua bán của họ sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường chung. Trong đó các phiên phân phối đa số là dấu hiệu cho thấy dòng tiền lớn đang thực hiện hành động chốt lời và sự xuất hiện liên tiếp của chúng ngụ ý thị trường đang dần suy yếu. 

Đó là thời điểm chúng ta nên có sự cảnh giác để bảo toàn lợi nhuận, phòng ngừa trước những suy yếu có thể xảy ra trên thị trường. Vì vậy việc theo dõi và đếm số ngày phân phối là việc một nhà đầu tư thông thái cần chú ý.

Có một lưu ý nhỏ, đó là các ngày đáo hạn phái sinh hoặc quỹ cơ cấu thường không được tính là một phiên phân phối bởi các biến động nhiễu có thể xảy ra.

 

=> Trang bị cho nhà đầu tư cả 2 kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật. Đăng ký ngay Khóa Học Miễn Phí tại link: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing

Vậy bao nhiêu phiên phân phối là đủ để nói thị trường đang chịu áp lực? 

Về bản chất, phiên phân phối nếu đứng một mình không phải xấu. Trong quá trình tăng, rung lắc xuất hiện và 1 vài phiên phân phối là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, quá nhiều phiên phân phối gần nhau sẽ là dấu hiệu cho thấy thị trường có khả năng điều chỉnh.

Trong quyển “Làm giàu từ chứng khoán”, William O’Neil đã phát biểu dựa trên thống kê: “Sau bốn hoặc năm ngày phân phối trong khoảng thời gian bốn hoặc năm tuần; thị trường chung sẽ quay đầu điều chỉnh.” Vì vậy, số ngày phân phối từ 2 - 3 được coi là an toàn và bình thường trong xu hướng tăng giá, tuy nhiên khi số lượng này tăng lên 4 - 5, chúng ta nên bắt đầu hành động sẵn sàng chốt lãi dần hoặc dời mức chặn lãi lên. Đồng thời đánh giá cẩn thận từng cổ phiếu trong danh mục đầu tư và giữ tài khoản ở tỷ lệ an toàn với tỷ trọng tiền mặt / cổ phiếu ở mức 50/50 hoặc 70/30. Thậm chí trong một số trường hợp, cùng với sự confirm của các tín hiệu kỹ thuật khác, chúng ta có thể cần phải thoát hoàn toàn vị thế.

Tổng kết lại hành động cần đưa ra khi các phiên phân phối xuất hiện:

Khi nào phiên phân phối hết hiệu lực?

Có khá nhiều tranh cãi về việc đếm số ngày phân phối bởi trong một số trường hợp, phiên phân phối có thể hết hiệu lực và bị xóa. Chúng ta có thể bỏ ngày phân phối nếu ít nhất 1 trong 2 yếu tố dưới đây xảy ra:

- Trong vòng 20 - 25 phiên giao dịch diễn ra không xuất hiện phiên phân phối tiếp theo.

- Chỉ số tăng 5% so với mức giá đóng cửa của phiên phân phối.

Trong trường hợp thị trường chung bật tăng mạnh lên (vượt qua khỏi vùng có từ 5-6 phiên phân phối trong 5 tuần), thì chúng ta có thể đếm lại phiên phân phối.

Cũng có nhiều trường hợp cú breakout là giả, thị trường cố rướn lên vượt vùng kháng cự mạnh đó một đoạn rồi mới điều chỉnh mạnh. Những lúc như thế chúng ta nên quan sát thị trường chung, cách các cổ phiếu dẫn dắt hoạt động và định thời điểm thị trường để xem có điều gì bất thường. Nếu có bất thường nhà đầu tư nên quay lại việc đếm phiên phân phối trong vòng 5 tuần nếu có 5-6 phiên phân phối thì nên thận trọng.

Vậy tính đến thời điểm hiện tại VNINDEX đã có bao nhiêu phiên phân phối?

Về xu hướng trung hạn, thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng tăng. Đặc biệt, sau giai đoạn tín hiệu xác nhận dòng tiền thông minh tham gia, thị trường đã thể hiện độ khỏe với dòng tiền lan tỏa, các nhóm ngành đều có sự thâm nhập và luân phiên tốt. Đồng thời các phiên tăng điểm có thanh khoản cao, phiên giảm thanh khoản thấp.

Tuy nhiên trong ngắn hạn, tính đến hết 22/8, VNINDEX đã có 3 phiên phân phối, điểm cần lưu ý là 2 phiên phân phối tần suất xuất hiện khá gần nhau, chỉ cách nhau có một phiên. 

- 11/08: Phiên phân phối số 1 khi VNINDEX đóng cửa giảm 0.35%, khối lượng tăng 120% so với trung bình, cao hơn ngày gần nhất.

- 17/08: Sau khi đối chiếu với các dòng cổ phiếu và khối lượng lớn thì phiên 17/08 được xếp vào phiên phân phối thứ 2 (phiên phân phối tăng điểm) với tiêu chí khối lượng đạt, mặc dù chỉ số không đạt, tuy nhiên kết hợp với phiên nhiều biến động sau đó cho thấy thị trường chính thức có 2 phiên phân phối.

- 19/08: Phiên phân phối số 3 khi VNINDEX đóng cửa giảm 0.35%, thanh khoản 568 triệu cổ phiếu.

Do đó hành động chúng ta cần làm là: Tiếp tục theo dõi trong tuần này nếu thị trường xuất hiện phiên phân phối thứ 4 thì sẽ cần đẩy mức độ cảnh báo lên. Phiên đầu tuần chỉ số giảm 0.69% tuy nhiên khối lượng không cao hơn so với phiên trước đó nên không được tính là một phiên phân phối.

 

Như đã phân tích ở trên, phiên phân phối đứng một mình không nói lên gì nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đếm số ngày phân phối để đưa ra hành động phù hợp, tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch. Áp dụng luôn vào thực tế, theo bạn VNINDEX đang ở phiên phân phối thứ mấy?

 

=> Xem thêm: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing K8 - Hành trình đầu tư hiệu quả và bền vững | Khóa học diễn ra từ 19/12 - 23/12/2022