Thay vì nhìn số liệu báo cáo tài chính đơn thuần sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư mới khó nắm bắt và hình dung được các chỉ số quan trọng. Trình bày dưới dạng biểu đồ giúp biểu đạt số liệu trực quan, nhà đầu tư sẽ dễ dàng nhìn nhận được các khoản mục quan trọng, những biến động đáng chú ý một cách nhanh chóng để nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Khi theo dõi bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, chúng tôi thường đánh giá kết hợp cả phần cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Biểu đồ cũng thể hiện các khoản mục dưới dạng báo cáo tài chính thu gọn vô cùng dễ hiểu

Những điều cần chú ý trước khi đọc biểu đồ

  • Tập trung vào các khoản mục theo đặc tính, mô hình kinh doanh và lĩnh vực và doanh nghiệp đang tham gia. (ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất nên theo dõi Hàng tồn kho, Tài sản cố định, Khoản phải thu)
  • Xác định các khoản mục có trọng số, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cấu trúc tài sản hay cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp (ví dụ: Doanh nghiệp có nắm giữ lượng tiền mặt, tương đương tiền lớn có thể đang chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng dự án mới)
  • Xác định các khoản mục có sự thay đổi lớn qua các kỳ, biến động lớn trong kỳ 

=> Ví dụ: Trong giai đoạn 2021, HSG đã tăng lượng lớn hàng tồn kho giúp cho tỷ trọng hàng tồn kho chiếm khoảng 50% tổng tài sản. Đối ứng ở phần nguồn vốn cho thấy các khoản Nợ chiếm dụng tăng tương ứng và các khoản Nợ vay ngắn hạn và dài hạn thì giảm. Cho thấy Doanh nghiệp đang có chiến lược đầu cơ hàng tồn kho lớn tại thời điểm đầu năm 2021 (đầu chu kỳ của ngành thép) và nguồn vốn để mua lượng hàng tồn kho lớn là đến từ vốn chiếm dụng, trả chậm các nhà cung cấp. Chiến lược này giúp HSG thành công trong 2021 với việc có lượng hàng tồn kho giá tốt và nguồn vốn với chi phí rẻ.

 

=> Sử dụng ngay: Công cụ đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua biểu đồ

Nhóm biểu đồ đánh giá kết quả kinh doanh

Để đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cần xét đến các tiêu chí như tốc độ tăng trưởng, tiềm năng tăng trưởng và chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Chúng tôi sẽ đánh giá dựa trên biến động, tăng trưởng của doanh thu, biên lợi nhuận và các loại lợi nhuận.

Theo dõi xu hướng của doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp để năm bắt chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hiện tại có đang tăng trưởng hay gặp khó khăn gì.

  • Doanh thu 4QGN = Doanh thu thuần (lũy kế 4 quý gần nhất)
  • LN HĐKD chính 4QGN = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp (lũy kế 4 quý gần nhất)
  • Lợi nhuận ròng 4QGN = Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ (lũy kế 4 quý gần nhất)

Xu hướng biến động biên lợi nhuận của doanh nghiệp có thể đánh giá: Hoạt động kinh doanh có đang cải thiện như cắt giảm được chi phí, nâng cao chuỗi giá trị. Doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ ngành.

  • Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
  • Biên lợi nhuận từ HĐKD = (Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp)/Doanh thu thuần
  • Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ/Doanh thu thuần 

Thông thường lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính mang tính bền vững và phản ánh hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp. Lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác thường sẽ thiếu tính bền vững và không được đánh giá cao.

  • LN HĐKD chính = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • LN tài chính = Doanh thu từ hoạt động tài chính + Lãi/lỗ từ công ty liên doanh liên kết – Chi phí tài chính
  • LN khác = Doanh thu khác – Chi phí khác

Biểu đồ đánh giá doanh nghiệp có sử dụng tài sản hiệu quả hay không

Ngoài ra chúng tôi cũng đánh giá các doanh nghiệp dựa trên việc họ có sử dụng tài sản có hiệu quả hay không. ROA (thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản), ROE (thể hiện khả năng sinh lời trên vốn chủ) và Hiệu quả kinh doanh (thể hiện khả năng sinh lời trên cho tài sản thực sự được dùng cho hoạt động kinh doanh chính). Nếu các chỉ số này ngày càng tăng thì cho thấy khả năng sử dụng tài sản, vốn của doanh nghiệp cũng đang cải thiện.

 

 

Biểu đồ đánh giá quản trị hàng tồn kho, khoản phải thu và nợ chiếm dụng

- Số ngày tồn kho = 365/Vòng quay hàng tồn kho càng thấp cho thấy có doanh nghiệp đang bán hàng hiệu quả, quản trị hàng tốt. Cao thì có thể doanh nghiệp đang chưa bán hàng hiệu quả hoặc đang tăng lượng tích trữ.

- Số ngày phải thu = 365/Vòng quay Phải thu càng thấp thì thời gian thu tiền về từ khách hàng nhanh hơn. Thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn sẽ ít đi.

- Số ngày chiếm dụng vốn = 365/Vòng quay phải trả. Chỉ số này càng cao thì thời gian phải trả, thanh toán cho các đơn vị cùng cấp, nhà nước và nội bộ càng lâu hơn. Doanh nghiệp sẽ tận dụng được nguồn vốn giá rẻ.

Biểu đồ nhằm theo dõi biến động và cơ cấu dòng tiền của doanh nghiệp

  • LCTT từ hoạt động kinh doanh: phản ánh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
  • LCTT từ hoạt động đầu tư: phản ánh dòng tiền từ hoạt động đầu tư
  • LCTT từ hoạt động tài chính: phản ánh dòng tiền từ hoạt động tài chính
  • FCFF = dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh thuộc về các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ nợ và chủ sở hữu sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết (vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên) cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.
  • FCFE = Dòng tiền thuần của chủ sở hữu là dòng tiền trong kỳ thuộc sở hữu của các cổ đông mà các cổ đông sau khi đã tính đến chi tiêu vốn cho đầu tư tài sản và thanh toán nợ gốc

Biểu đồ đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

- Thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Đánh giá khả năng dùng tài sản ngắn hạn để chi trả nợ ngắn hạn ngay lập tức.

- EBIT/Lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay/Chi phí lãi vay. 

- Nợ vay/EBITDA = Nợ vay tín dụng/Lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay và khấu hao

Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa vốn và lợi nhuận

Thông thường lợi nhuận của doanh nghiệp và vốn hóa sẽ có sự tương quan với nhau. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, có tính chu kỳ cao thì tương quan sẽ càng chặt. Có thể sử dụng để xác định khi lợi nhuận của doanh nghiệp bắt đầu xu hướng thì giá cổ phiếu có đi theo không?

Các biểu đồ về định giá cho phép người dùng quan sát lịch sử diễn biến của các chỉ số P/E và P/B. Có thể xác định xu hướng P/E của cổ phiếu là đạt bao nhiêu khi Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt đỉnh hoặc tạo đáy; xu hướng P/E, P/B trung bình của doanh nghiệp.

  • P/E = Thị giá/EPS
  • EPS = Lợi nhuận sau thuế /Số lượng cổ phiếu lưu hành
  • P/B = Thị giá/Giá trị sổ sách
  • Giá trị sổ sách = (Vốn chủ sở hữu - tài sản cố định)/số lượng cổ phiếu đang lưu hành

 

=> Xem ngay: Công cụ TP Score - Chỉ số toàn diện để đánh giá một doanh nghiệp trên nền tảng phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Biểu đồ phân tích các chỉ số tài chính khả năng sinh lời

- Biểu đồ phân tích Dupont dùng để phân tích các chỉ số tài chính khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 

- Biên lãi thuần: thể hiện khả năng tối ưu chi phí và tăng giá bán của doanh nghiệp

Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp: đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. 

- Hệ số đòn bẩy: Đánh giá mức độ đòn bẩy doanh nghiệp đang sử dụng, nếu càng cao thì sẽ tốt cho ROE nhưng sẽ tăng rủi ro về tài chính.

Biểu đồ theo dõi lịch sử hoàn thành kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch doanh thu qua các năm, tỷ lệ hoàn thành đã đạt được qua từng quý.