Những tín hiệu vĩ mô đã bớt tiêu cực sau khi Ngân hàng Mỹ và Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ có động thái giải cứu First Republic Bank và Credit Suisse. Điều này đã góp phần giúp chứng khoán toàn cầu tăng điểm trở lại, tác động tích cực lên thị trường Việt Nam. Khởi động phiên nay, VNINDEX nhảy GAP tăng điểm, tuy nhiên sau đó đà tăng không được duy trì, chỉ số lịm dần theo thời gian và đóng cửa tại 1044.93, giảm 2.47 điểm. Xét riêng về độ rộng thì sắc xanh có phần chiếm ưu thế với 187 mã tăng/ 178 mã giảm. Thanh khoản cũng được cải thiện trong phiên ATC do hôm nay là ngày hoàn tất cơ cấu danh mục các ETF. Cùng với lý do đó khối ngoại giao dịch mạnh mẽ, mua ròng hơn 615 tỷ đồng.

Các tin tức tác động tích cực, tiêu cực đang thay đổi theo từng ngày, VNINDEX vẫn trong kênh giảm song song đồng thời chạm cạnh trên, nên hành động vẫn là tiếp tục đứng ngoài để hạn chế rủi ro.

Mặc dù chỉ số biến động không quá lớn, thậm chí VNINDEX kết phiên với chiều giảm điểm, nhưng chúng ta vẫn thấy được một số điểm tích cực của thị trường như độ rộng nghiêng về chiều tăng, khối ngoại mua ròng mạnh,… Điều này đã giúp cho tâm lý của nhà đầu tư tiếp tục được cải thiện. Có thể thấy VN30 là nhóm ngành được quan tâm nhất trong thời gian gần đây, tuy nhiên đường đồ thị đang tiến đến vùng rủi ro vì thế anh chị nên chú ý. Xếp sau nhóm VN30 đang là MidCap, phiên nay đường đồ thị tâm lý của Midcap đã cắt qua VNINDEX và Smallcap để vươn lên. Bị bỏ rơi trong những phiên gần đây, nhóm Smallcap đang có diễn biến yếu nhất về mặt tâm lý.

 

=> Đừng bỏ lỡ khóa học chứng khoán miễn phí Let’s Investing K9 - Bứt phá năm 2023 với những cơ hội tiềm năng do chính bạn tự tay nắm bắt. Link đăng ký tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing

Đánh giá trạng thái các nhóm ngành

Ngân hàng: Cổ phiếu dòng Bank tác động đến thị trường ở cả 2 chiều. Đối với chiều tăng điểm, việc HDB, TPB, STB có được biên độ tăng tốt trong phiên nay đã góp phần đóng góp khá nhiều điểm số, thế nhưng diễn biến tiêu cực của EIB, VCB ngược lại đã tạo áp lực lớn. Trong đó nếu tính riêng mức độ ảnh hưởng của VCB, cổ phiếu này lấy đi của thị trường gần 2.4 điểm. Tín hiệu vĩ mô chưa ổn định, những tin tức liên quan đến ngành Ngân hàng trên Thế giới vẫn được tung ra hằng ngày, vì lẽ đó duy trì tỷ lệ tiền mặt vẫn được ưu tiên.

Chứng khoán: Nhóm Chứng khoán cũng chia thành 2 thái cực đối lập. Tuy nhiên ngoại trừ VIX bật tăng 4%, còn lại đa số các cổ phiếu biến động trong biên hẹp, quanh 1-2%. Nhìn vào diễn biến trong vài phiên trở lại đây có thể thấy nhóm Chứng khoán đang có sức mạnh khá tốt, mặc dù vậy đây là nhóm có sự nhạy cảm với thị trường do đó không nên quá mạo hiểm trong thời gian này.

Bất động sản: Sự phân hóa cũng được diễn ra ở nhóm Bất động sản. Đà tăng mạnh nhất trong nhóm gọi tên DIG  NVL khi 2 cổ phiếu này bứt phá hơn 3%. Về mặt xu hướng, hầu hết các mã vẫn biến động trong vùng giá sideway, chúng ta tiếp tục quan sát thêm để có kịch bản phù hợp.

Dầu khí: Không nằm ngoài diễn biến chung của thị trường, nhóm Dầu khí kết thúc phiên nay với bức tranh đầy màu sắc. Đại diện cho sắc xanh là những mã như OIL, PVT, PVD, PVS, BSR,… song biên độ không đáng kể. Đối lập với đó PLX, PVP, GAS lại dừng chân với sắc đỏ, bên cạnh đó PVB, PVC góp thêm màu sắc vàng khi chốt phiên ở mốc tham chiếu. Phân kỳ âm RSI vẫn hiện hữu trong nhóm, anh chị chủ động trong từng vị thế.

Các nhóm còn lại: Giống với các nhóm kể trên, phần lớn có sự phân hóa. Trong khi cổ phiếu biến động nhẹ không làm ảnh hưởng đến xu hướng của nhóm ngành. Chúng ta tiếp tục quan sát để tìm ra nhóm ngành cũng như cổ phiếu có sức mạnh tốt để ưu tiên khi tín hiệu tích cực trở lại.

Đánh giá sức mạnh tương quan giữa các nhóm ngành

Nhìn vào biểu đồ sức mạnh ngành, có thể thấy các nhóm như Chứng khoán, Điện, họ nhà Vin, Ngân hàng, Đường, Bảo hiểm,… đang có trạng thái khỏe hơn thị trường chung. Trong phiên nay, Ngân hàng và họ nhà Vin có sự suy yếu về sức mạnh, còn Chứng khoán Điện, Đường, Bảo hiểm sức mạnh tiếp tục được cải thiện, thậm chí Đường và Bảo hiểm còn bứt phá từ nhóm yếu hơn VNINDEX lên nhóm khỏe hơn.

Đối lập với đó, Phân bón, Bán lẻ, Thủy sản, Dệt may, Bất động sản, Dầu khí, Kim loại,… là những nhóm yếu hơn VNINDEX. Trong đó suy yếu rõ rệt nhất là nhóm Kim loại và Bán lẻ. 

Người thực hiện: Hoàng Mạnh Cường & Cô Thắm Đầu Tư.

 

=> Xem thêm: Chứng khoán hôm nay | VnIndex đóng nến tuần cộng với quỹ tái cơ cấu - Xu hướng liệu có ổn hơn?