CTCP Nam Việt (ANV) là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam. Với lợi thế sở hữu chuỗi giá trị khép kín từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra, ANV có một lợi thế cạnh tranh rất lớn và hạn chế được tối đa rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Thị trường xuất khẩu của ANV tương đối đa dạng hóa, trong đó thị trường chính là Trung Quốc. Cùng cập nhật ngay báo cáo tài chính ANV quý 1 năm 2023 và đánh giá triển vọng trong thời gian tới để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Kết quả kinh doanh của ANV trong Q1/2023
- Doanh thu thuần ghi nhận mức 1,155 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Sự sụt giảm doanh thu đã được báo trước với các doanh nghiệp cá tra khi phải so sánh với mức nền tương đối cao trong năm 2022. Tuy nhiên sự sụt giảm không quá nhiều do lợi ích của việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của ANV khi không bị phụ thuộc vào thị trường lớn nào (như trường hợp của VHC là phụ thuộc quá lớn vào thị trường Mỹ).
- Lợi nhuận gộp đạt mức 203 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ do giá bán đầu ra không thể theo kịp đà tăng mạnh của chi phí thức ăn cho cá (chiếm 70% chi phí giá vốn sản xuất cá tra).
- ANV ghi nhận mức lỗ 27 tỷ hoạt động tài chính trong khi cùng kỳ chi ghi nhận mức lỗ 13 tỷ đồng, chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng lên trong bối cảnh lãi suất tăng cao như hiện nay.
- Chi phí bán hàng sụt giảm mạnh từ 97 tỷ trong Q1/2022 xuống chỉ còn 54 tỷ trong Q1/2023 giúp hỗ trợ biên lợi nhuận ròng. Nguyên nhân đến từ chi phí vận chuyển sụt giảm mạnh khi giá cước đạt đỉnh và giảm mạnh trong nửa cuối năm 2022 cho đến hiện tại.
- Do đó, ANV ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế đạt 92 tỷ đồng, giảm mạnh 55% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận ròng đạt mức 7.9%, giảm 9 điểm % từ mức 16.9% trong Q1/2022. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ ghi nhận mức giảm 13% so với quý trước đó.
=> Tối ưu hoá lợi nhuận cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit. Đăng ký tại: https://takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi
Bảng cân đối kế toán của ANV
- Cơ cấu tài sản của ANV thể hiện sự linh hoạt
- Tiền và tiền gửi sụt giảm mạnh xuống chỉ còn hơn 5% tổng tài sản.
- Hàng tồn kho tiếp tục tăng mạnh lên 2,666 tỷ đồng, chiếm 46% tổng tài sản. Với việc thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là động lực khiến ANV tăng được xuất khẩu sang thị trường này, do đó ANV đã chuẩn bị cho việc này bằng cách tích trữ thêm hàng tồn kho để đón đầu nhu cầu hồi phục tại quốc gia nhập khẩu cá tra lớn nhất thế giới này.
- Cơ cấu nguồn vốn đang dần trở nên lành mạnh hơn mặc dù vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Tổng nợ vay của ANV tại thời điểm Q1/2023 đạt mức 2,054 tỷ đồng, chiếm 36% tổng nguồn vốn, đây là mức thấp nhất từ Q2/2021 cho đến nay. Tuy nhiên với bối cảnh lãi suất tăng trong năm 2023 sẽ vẫn gây áp lực lên lợi nhuận của ANV khi phải gánh một khoản lớn chi phí lãi vay khi chủ yếu nợ vay của ANV là ngắn hạn.
- Nợ chiếm dụng chiếm một phần tỷ trọng nhỏ, còn lại là vốn chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối khi năm 2022 ANV ghi nhận kết quả kinh doanh rất khởi sắc.
Triển vọng của ANV trong năm 2023
- Với việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ giúp ANV hạn chế được rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đang khó đoán như hiện nay.
- Bên cạnh đó, thị trường chiếm tỷ trọng lớn của ANV là Trung Quốc mở cửa sẽ là catalyst lớn nhất của ANV trong năm 2023 khi kỳ vọng tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán bởi nhu cầu bị dồn nén trong thời gian giãn cách dịch covid trước đó tại quốc gia nhập khẩu cá tra lớn nhất thế giới này.
=> Xem thêm: Nhận định thị trường 21/04 | Liệu đã phải là cú Washout cuối cùng - Cuối tuần trao đổi nhẹ nhàng