Năm 2021, HPG hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là Gang thép, Sản phẩm thép, Nông nghiệp và Bất động sản. Mảng Gang thép chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, tiếp theo là Sản phẩm thép, Nông nghiệp và 1 phần nhỏ là Bất động sản. Với việc Dung Quất đi vào hoạt động, HPG đã trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam hiện nay. Cùng cập nhật báo cáo tài chính HPG quý 4 năm 2022 và những triển vọng của HPG trong thời gian tới.
Kết quả kinh doanh của HPG trong quý 4 năm 2022
- Doanh thu của HPG trong Q4/2022 đạt 26,212 tỷ đồng, giảm 18,836 tỷ đồng tương ứng với 42% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất âm 1,999 tỷ đồng giảm 127% so với cùng kỳ năm trước.
- Lũy kế cả năm 2022, doanh thu hợp nhất đạt 142,771 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 8,444 tỷ đồng, giảm 76% so với 2021.
- Nhìn vào kết quả kinh doanh của HPG có thể thấy năm 2022 là một năm đầy sóng gió với nền kinh tế nói chung và đối với ngành sản xuất và kinh doanh thép nói riêng. Diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022.
=> Đăng ký khóa học phân tích cơ bản Let Profit Run - làm chủ các cơ hội đầu tư, thấu hiểu doanh nghiệp, biến thông tin thành lợi nhuận: https://takeprofit.vn/khoa-hoc/let-profit-run?source=web
- Giá nguyên vật liệu chính leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do nhu cầu yếu khiến giá vốn hàng bán chịu nhiều áp lực chồng lên nhau, do đó biên lợi nhuận gộp ghi nhận lần đầu âm trong quý 4 năm 2022 khi lượng hàng tồn kho giá cao vẫn còn.
- Ngoài ra giá USD tăng mạnh liên tục trong năm do ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ của FED. Với đặc thù nguồn nguyên liệu đến chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa, đồng thời vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ cấu nợ vay, do đó sẽ ghi nhận mức lỗ tỷ giá nếu USD tăng. Mặc dù sau đó USD đột ngột giảm giúp HPG ghi nhận mức lãi 361 tỷ từ tỷ giá tuy nhiên vẫn không thể bù đắp được khoản lỗ ròng từ tỷ giá trong Q2 và Q3 với hơn 1 nghìn tỷ mỗi quý.
Bảng cân đối kế toán của HPG
- Tổng tài sản có xu hướng giảm quy mô trong 2 quý gần đây, đặc biệt là tỷ lệ tiền/TTS khi tỷ lệ này giảm từ 25% ở mức đỉnh trong Q2/2022 xuống chỉ còn hơn 20% trong Q4/2022. Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng có xu hướng giảm khi trong Q4/2022 HPG đã quyết định đóng ⅘ lò cao của mình do nhu cầu yếu và lượng hàng tồn kho cao vẫn còn giai đoạn trước đó.
- Tổng nguồn vốn cũng có xu hướng bị thu hẹp khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và nợ chiếm dụng giảm. Với việc hạn chế sản xuất đã khiến HPG không nhập quá nhiều nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp, do đó khoản mục nợ chiếm dụng cũng vì thế mà giảm.
=> Xem thêm: Báo cáo tài chính NKG quý 4 năm 2022 - Điều tiêu cực đang phản ánh vào kết quả
Triển vọng của HPG trong năm 2023
Năm 2023 được cho là một năm vẫn còn nhiều khó khăn đối với ngành bất động sản, do đó sẽ vô hình chung tác động đến ngành thép và HPG. Tuy nhiên điểm sáng ở đây đến từ động lực giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đốc thúc hơn, do đó nhu cầu thép xây dựng cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó là vấn đề tỷ giá sẽ không phải là nỗi lo nữa khi DXY đã hạ nhiệt và HPG sẽ giảm bớt rủi ro về lỗ tỷ giá như trong năm 2022 vừa rồi.
=> Xem thêm: Triển vọng thị trường trong năm 2023 - Ý tưởng đầu tư cho nhóm cổ phiếu tiềm năng