Các màu sắc trong chứng khoán có ý nghĩa như thế nào? Các nhà đầu tư mới đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán có lẽ vẫn chưa nắm được các màu xanh đỏ tím trong chứng khoán thể hiện cho điều gì? Hiểu theo một cách đơn giản, các màu sắc này là các chỉ số về giá được biểu hiện trên bảng giá chứng khoán. Chức năng chính của màu trong bảng giá chứng khoán là giúp các nhà đầu tư đưa ra các lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng màu trong chứng khoán cũng như có tất cả các màu sắc trong chứng khoán, hãy cùng Take Profit tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

các màu trong chứng khoán

Các màu sắc trong chứng khoán

Trong bảng giá chứng khoán, các màu xanh đỏ tím trong chứng khoán thể hiện cho điều gì? Mỗi màu sắc trong chứng khoán sẽ đại diện cho chỉ số giá khác nhau. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của từng màu sắc trong chứng khoán

Chứng khoán màu tím là gì?

Màu tím chứng khoán được hiểu là màu sắc của mức giá trần (còn gọi là CE) được biểu hiện trên bảng giá chứng khoán. Dựa vào màu tím trong chứng khoán thì các nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt được các chỉ số giá trần để từ đó ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mỗi phiên giao dịch. 

Màu tím trong chứng khoán thể hiện cho giá trần là quy ước chung tại tất cả các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam. 

Ý nghĩa của chứng khoán màu tím là gì?

- Như đã nói ở trên thì màu tím trong chứng khoán chính là chỉ số giá trần. Đồng nghĩa với việc đó là mức giá cao nhất để các nhà đầu tư đặt lệnh mua vào hoặc đặt lệnh bán ra trong phiên giao dịch đó. 

- Các loại chứng khoán chỉ được phép dao động trong giới hạn là mức giá trần mà sàn giao dịch đã đưa ra. Chỉ số chứng khoán màu tím sẽ khác nhau tại mỗi sàn chứng khoán, cụ thể:

- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) quy định giá chứng khoán màu tím được tăng 10% so với mức giá tham chiếu ban đầu.

- Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) quy định giá chứng khoán màu tím được tăng 7% so với mức giá tham chiếu ban đầu.

- Sàn giao dịch UPCOM quy định giá chứng khoán màu tím được tăng 15% so với mức giá trung bình của các phiên giao dịch trước đó.

Cách đọc chỉ số màu tím trong chứng khoán

Tại cột “Mã CK” trên bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư có thể thấy các mã cổ phiếu của các công ty trên sàn giao dịch. Trong một phiên giao dịch thì mức giá trần của cổ phiếu có thể thay đổi liên tục do đó các nhà đầu tư nên thường xuyên theo dõi để ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán đúng thời điểm. 

 

=> Đăng ký khóa học Phân Tích Ngành theo Chu Kỳ. Bí kíp phát hiện sớm, chính xác khi các cơn sóng tăng của các cổ phiếu thuộc nhóm ngành CHU KỲ. Link đăng ký tại: https://forms.gle/PHDeH48byDUw1vwZ9

Màu xanh lá trong chứng khoán

- Màu xanh lá trong chứng khoán thể hiện rằng mức giá, chỉ số chứng khoán đang tăng lên. Cổ phiếu màu xanh có mức giá cao hơn mức giá tham chiếu nhưng thấp hơn mức giá trần. Dựa vào các mã cổ phiếu màu xanh thì các nhà đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt được các cổ phiếu tăng giá để từ đó ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mỗi phiên giao dịch. 

- Nhà đầu tư có thể theo dõi các mã cổ phiếu màu xanh lá tại cột “Mã CK” trên bảng giá chứng khoán. Trong một phiên giao dịch thì mức giá của cổ phiếu có thể thay đổi liên tục do đó các nhà đầu tư nên thường xuyên theo dõi để ra quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán vào thời điểm thích hợp nhất. 

Màu vàng trong chứng khoán

- Chỉ số màu vàng trong chứng khoán thể hiện mức giá, hay chỉ số chứng khoán đang không thay đổi so với mức giá tham chiếu. 

- Các biến động tăng, giảm hay không thay đổi giá chứng khoán sẽ được đối chiếu với giá tham chiếu, đó là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Đây cũng là mức giá cơ sở để xác định giá trần và giá sàn trong chứng khoán. Thuật ngữ “giá vàng” trong chứng khoán là dùng để gọi giá tham chiếu.

- Riêng tại sàn UPCOM, giá tham chiếu được xác định bằng mức giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất trước đó. 

Màu đỏ trong chứng khoán

Màu đỏ trong chứng khoán thể hiện rằng mức giá, chỉ số chứng khoán đang giảm xuống. Trên bảng giá chứng khoán, các mã cổ phiếu màu đỏ dễ dàng được nhìn thấy với các mức giá được thể hiện một cách đầy đủ. Cổ phiếu màu đỏ có mức giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng cao hơn so với mức giá sàn. Trong phiên giao dịch, nếu cổ phiếu có màu đỏ thì khối lượng đi kèm với giá đó cũng sẽ hiển thị màu đỏ. 

Màu xanh dương trong chứng khoán

- Màu xanh dương trong chứng khoán thể hiện cho mức giá, chỉ số chứng khoán trong phiên giảm đến mức giá sàn, là mức giá thấp nhất để nhà đầu tư có thể quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong phiên.  

- Tại sàn HOSE, mức giá sàn là mức giá giảm 7% so với mức giá tham chiếu.

- Tại sàn HNX, mức giá sàn là mức giá giảm 10% so với mức giá tham chiếu.

- Tại sàn UPCOM, mức giá sàn là mức giá giảm 15% so với mức giá bình quân tại phiên giao dịch liền trước đó. 

Mã chứng khoán màu trắng là gì?

- Trên bảng giá chứng khoán, nhà đầu tư có thể dễ dàng bắt gặp những mã cổ phiếu được thể hiện bởi màu trắng, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ ý nghĩa của màu sắc này. Chứng khoán màu trắng chính là những mã cổ phiếu chưa được khớp lệnh với lô giao dịch nào. Như vậy qua đây bạn đã hiểu rõ ý nghĩa của mã cổ phiếu màu trắng là gì để việc đọc bảng giá chứng khoán trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

- Dựa vào các màu sắc trong phiên giao dịch, nhà đầu tư có thể nắm bắt được dễ dàng các chỉ số giá, từ đó có cho mình quyết định mua hay bán chứng khoán cho phù hợp. Đồng thời các màu trong chứng khoán cũng cho thấy toàn cảnh của thị trường giao dịch trong ngày. Nhà đầu tư có thể biết được diễn biến của thị trường như thế nào chỉ thông qua màu sắc của thị trường ngày hôm đó. 

Cách đọc bảng giá chứng khoán theo từng mã cổ phiếu

- Để xem diễn biến của từng cổ phiếu như thế nào thì bước tiếp theo nhà đầu tư cần làm đó là xem chi tiết từng chỉ số về mã cổ phiếu đó được thể hiện trên bảng giá chứng khoán. Cụ thể cách đọc bảng giá theo từng mã cổ phiếu như sau:

Mã CK (Symbol): là mã giao dịch được quy định của công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Mỗi công ty sẽ có một mã giao dịch riêng. 

- Trần/ Giá trần/ Giá tím (Ceil): là mức giá cao nhất của cổ phiếu đó trong phiên giao dịch.

- Sàn/ Giá sàn/ Giá xanh dương (Floor): là mức giá thấp nhất của cổ phiếu đó trong phiên giao dịch. 

- TC/ Giá tham chiếu/ Giá vàng (Ref): là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước. 

- Dư mua/ Bên mua (Bid): là bên chờ mua, với tương ứng là Giá 1 : Khối lượng 1; Giá 2 : Khối lượng 2. Có nghĩa là nhà đầu tư đang sẵn sàng mua với giá và khối lượng tương ứng đó nhưng chưa có người bán nên dẫn đến dư mua. 

- Dư bán: Ngược lại với dư mua, người bán cổ phiếu chờ bán để có được mức giá bán cao hơn. 

- Khớp lệnh (Matched): là khi trùng khớp giá giữa 2 bên mua và bán, thành công giao dịch cổ phiếu. Khớp lệnh bao gồm giá khớp lệnh là mức giá bán thành công và KL (Vol) là khối lượng cổ phiếu được bán. 

- “+/-”: đây được hiểu là mức chênh lệch tăng hoặc giảm so với mức giá tham chiếu ban đầu.

- Cao: nghĩa là giá cao nhất đạt được trong phiên.

- Thấp: nghĩa là giá thấp nhất đạt được trong phiên.

- TB: Là trung bình cộng của các mức giá đã được giao dịch trong phiên.

- KL: Là tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong phiên. 

- NN Mua: chính là nhà đầu tư nước ngoài mua.

- NN Bán: chính là nhà đầu tư nước ngoài bán.

- Room: chỉ tổng khối lượng của các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ, hay chính là cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu. 

 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức được tổng hợp về các màu trong chứng khoán mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được. Màu sắc trong chứng khoán đem đến những ý nghĩa quan trọng trong giao dịch và giúp việc đầu tư của các nhà đầu tư hiệu quả và thuận tiện hơn. Mong rằng các nhà đầu tư đã hiểu được ý nghĩa các màu trong chứng khoán và có được những thông tin hữu ích qua bài viết này. Chúc các nhà đầu tư luôn có những giao dịch hiệu quả và thành công. 

 

=> Xem thêm: Lập kế hoạch giao dịch thực chiến hiệu quả - Tối ưu hóa lợi nhuận trên thị trường