Lệnh PLO trong chứng khoán là khái niệm có lẽ không còn xa lạ đối với những nhà đầu tư đã tham gia thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường, đây là thuật ngữ khá mới và cần tìm hiểu để biết cách nhận biết cũng như sử dụng hiệu quả trong giao dịch đầu tư. Đây là một loại lệnh giới hạn được sử dụng để giao dịch mua hoặc bán chứng khoán sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ. Nhưng cụ thể ý nghĩa và vai trò của loại lệnh này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm hiểu lệnh PLO là gì cũng như những kiến thức cần thiết xoay quanh loại lệnh này nhé! Bài viết cũng đề cập đến những ưu nhược điểm và 6 nguyên tắc khi sử dụng lệnh giới hạn PLO mà nhà đầu tư nào cũng cần nắm được.

Lệnh PLO trong chứng khoán là gì?

PLO là tên gọi viết tắt của cụm từ Post Limit Order, lệnh PLO trong chứng khoán được hiểu là loại lệnh giới hạn được sử dụng để giao dịch mua hoặc bán chứng khoán sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ.

Lệnh PLO có mức giá được xác định là mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch đó. Đây là mức giá cố định, ngoài ra nhà đầu tư cũng không được phép thực hiện việc sửa lệnh giới hạn PLO. Đối với loại lệnh này, nhà đầu tư chỉ cần chú trọng vào thứ tự đối ứng như thế nào và khối lượng giao dịch là bao nhiêu.

Thời gian quy định để thực hiện đặt lệnh giới hạn PLO là trong khung giờ từ 14:45 đến 15:00 trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Đặc trưng của loại lệnh này đó là khi đã nhập lệnh lên hệ thống, nhà đầu tư sẽ bị từ chối nếu muốn sửa hoặc hủy lệnh. Thời gian lệnh giới hạn PLO được khớp là ngay sau khi có lệnh đối ứng với khối lượng và giá đã thiết lập. 

Đặc điểm của lệnh PLO trong chứng khoán

  • Nếu như tại phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ trong ngày giao dịch hôm đó không xác định được giá đóng cửa thì lệnh giới hạn PLO sẽ không được nhập lên hệ thống giao dịch. 
  • Nhà đầu tư chỉ được nhập lệnh giới hạn PLO lên hệ thống trong thời gian diễn ra phiên giao dịch ngoài giờ.
  • Ngay sau khi được nhập lên hệ thống giao dịch, nếu như có lệnh đối ứng và đang chờ xử lý thì lệnh giới hạn PLO sẽ được thực hiện, với mức giá thực hiện lệnh PLO chính là mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch đó.  
  • Chỉ khi phiên định kỳ đã kết thúc, tức là từ 14:45 đến 15:00 mỗi ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần thì lệnh giới hạn PLO mới được khớp. 
  • Đối với các lệnh giới hạn PLO không được khớp hoặc được khớp một phần thì vào cuối phiên giao dịch ngoài giờ, chúng sẽ bị hủy tự động bởi hệ thống. 
  • Trong giờ giao dịch các lệnh giới hạn PLO không được phép sửa hoặc hủy lệnh.

 

=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08

Ưu điểm và nhược điểm của lệnh PLO trong chứng khoán

Dưới đây là tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm nổi bật của loại lệnh giới hạn PLO mà các nhà đầu tư cần biết để sử dụng cho hiệu quả. 

Ưu điểm của lệnh giới hạn PLO

  • Nhà đầu tư có thể biết trước giá của lệnh giới hạn PLO bởi sau khi phiên khớp lệnh định kỳ tại sàn giao dịch HNX kết thúc thì sẽ diễn ra phiên khớp lệnh sau giờ. 
  • Khi đó giá chứng khoán đã được ấn định chính là giá đóng cửa trong phiên giao dịch hôm đó, do vậy mọi giao dịch thực hiện với lệnh giới hạn PLO sẽ không có mức giá cố định mà chỉ được mặc định với một mức giá dựa vào mức giá đóng cửa kết thúc phiên giao dịch vào lúc 14:45 trong các ngày giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. 
  • Việc giao dịch sử dụng lệnh giới hạn PLO một cách an toàn, trong quyền sở hữu là khi nhà đầu tư xác định được giá cố định và giá xu hướng của cổ phiếu, dựa vào đó để ra quyết định mua hoặc bán cổ phiếu sao cho hiệu quả.
  • Ưu điểm cuối cùng đó là thời gian thực hiện lệnh này được kéo dài sau mỗi phiên giao dịch nếu như nhà đầu tư vẫn còn do dự chưa thực hiện được lệnh giao dịch trong phiên.  

Nhược điểm của lệnh giới hạn PLO

  • Nhà đầu tư không thể chủ động việc khớp lệnh với khối lượng cổ phiếu như mong muốn bởi không thể biết trước đối thủ của mình sẽ đưa ra khối lượng bao nhiêu để giao dịch. 
  • Nhà đầu tư không thể hủy lệnh giới hạn PLO khi muốn ngừng việc giao dịch một cách đột ngột.

Hướng dẫn cách đặt lệnh PLO trong chứng khoán

  • Có 2 phương pháp phổ biến để nhà đầu tư có thể sử dụng để đặt lệnh giới hạn PLO:
  • Đặt lệnh trực tuyến: Đối với nhà đầu tư ở vai trò là người đại diện của một doanh nghiệp hay một công ty chứng khoán, bạn có thể thực hiện đặt lệnh giới hạn PLO qua trực tuyến và đặt thời gian hẹn giao dịch ngoài giờ.
  • Đặt lệnh thông qua môi giới hoặc qua tổng đài của HNX.
  • Vì nguyên tắc của lệnh giới hạn PLO đó là chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày với một mức giá cố định xác định trong phiên giao dịch, do đó nhà đầu tư có thể thực hiện đặt lệnh này một cách an toàn.
  • Về phương thức giao dịch với lệnh giới hạn PLO cũng khá đơn giản như khi thực hiện đặt cách loại lệnh giao dịch khác, đồng thời được hỗ trợ bởi các công ty môi giới chứng khoán cũng như tổng đài do đó nó rất dễ dàng. 

 

Như vậy, trên đây là toàn bộ những kiến thức được chúng tôi tổng hợp một cách đầy đủ và dễ hiểu về lệnh PLO trong chứng khoán. Hy vọng nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức hữu ích về lệnh PLO thông qua bài viết này. Những bài viết chia sẻ kiến thức bổ ích khác được TAKE PROFIT VIỆT NAM cập nhật liên tục tại chuyên mục kiến thức chứng khoán, nhà đầu tư có thể tham khảo để trau dồi thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm giá trị. Chúc các nhà đầu tư giao dịch thành công!