Thuật ngữ “sàn HOSE” chắc hẳn đã quá quen thuộc với bất cứ ai dù là nhà đầu tư mới hay nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về chức năng của sàn HOSE là gì, sàn HOSE có bao nhiêu mã chứng khoán, thời gian giao dịch chứng khoán HOSE, các quy định giao dịch của sàn HOSE,...là như thế nào. Vậy nên bài viết hôm nay Take Profit sẽ tổng hợp một cách chi tiết và đầy đủ nhất về sàn Hose là sàn gì, các điều cần biết về sàn chứng khoán Hose là gì, ưu nhược điểm của sàn Hose là gì cũng như hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán sàn Hose cho người mới. Mọi người hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

sàn hose là gì

Sàn Hose là gì? 

Để tìm hiểu về HOSE sàn chứng khoán thì trước hết chúng ta cùng điểm qua khái niệm sàn giao dịch chứng khoán Hose là gì.

Sàn HOSE hay còn được biết đến với tên gọi: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ra đời vào tháng 7 năm 2000. Quản lý trực tiếp sàn HOSE bao gồm Uỷ ban chứng khoán nhà nước và một hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán niêm yết tại Việt Nam. 

Sàn HOSE là nơi hầu hết các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán và cũng là nơi phân phối các sản phẩm chứng khoán ra thị trường. Đến thời điểm hiện tại, sàn Hose vẫn là sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam và nhận được sự tín nhiệm của đông đảo nhà đầu tư. 

Như vậy, sàn Hose sẽ thiết lập một chỉ số giá trong các phiên giao dịch của những công ty niêm yết được gọi chung là chỉ số VN-Index. Sàn Hose có thể được coi là trung gian giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của công chúng và huy động được nguồn vốn trung và dài hạn thông qua thị trường thứ cấp. 

Cơ chế hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tương tự như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với số vốn điều lệ 1000 tỷ. 


=> Khóa học đầu tư Miễn Phí LET'S INVESTING giúp nhà đầu tư bổ sung kỹ năng còn thiếu trong quá trình đầu tư - diễn ra vào 08/08/2022. Cùng đăng ký ngay tại: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let’s Investing

Chức năng của sàn chứng khoán Hose

Hose sàn chứng khoán được ra đời với những mục đích và vai trò quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Sau đây là những chức năng chính của sàn chứng khoán Hose mà nhà đầu tư cần biết:

  • Sàn Hose đóng vai trò là một thị trường thứ cấp nơi những trái phiếu hiện hữu được phát hành. Sự ra đời của sàn Hose đã tác động trực tiếp đến thị trường vốn. Ngoài ra sàn Hose còn là nơi cung cấp các mã chứng khoán, đồng thời phân phối chứng khoán cho các công ty thành viên và đại lý trên toàn quốc. 

  • Tất cả chứng khoán của doanh nghiệp Việt Nam được niêm yết trên sàn Hose ở dạng VNĐ. Sàn Hose còn là nơi chịu trách nhiệm cấp giấy phép niêm yết chứng khoán và giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán.

  • Sàn Hose là nơi cung cấp nền tảng cơ chế đặt lệnh và khớp lệnh tự động trong thị trường chứng khoán. Số lệnh khớp mỗi ngày có thể lên tới 300.000 lệnh.

  • Các nhà đầu tư có thể qua sàn Hose để cập nhật bảng giá Hose cũng như những biến động của thị trường mỗi ngày.

Sàn Hose có bao nhiêu mã chứng khoán?

Việc thống kê số lượng mã chứng khoán trên sàn Hose là rất khó khăn vì số lượng này rất lớn. Không những nhiều về số lượng mà chất lượng của các loại chứng khoán trên sàn Hose cũng rất uy tín, bởi được phát hành bởi các công ty lớn. Các nhà đầu tư có thể yên tâm lựa chọn giao dịch chứng khoán trên sàn Hose. Một số mã chứng khoán tại sàn Hose nổi bật mà nhà đầu tư không nên bỏ qua có thể kể đến là:

  • Tập đoàn FPT

  • Ngân hàng Vietcombank

  • Tập đoàn Vingroup

  • Tập đoàn Hòa Phát

  • Tập đoàn Massan

  • ...

Thời gian giao dịch chứng khoán Hose

Sau khi nắm được sàn Hose là gì, chức năng của sàn Hose cũng như các mã chứng khoán trên sàn Hose; tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu thời gian giao dịch chứng khoán Hose để hiểu được cơ chế hoạt động và các quy định trên sàn chứng khoán này.

Sàn Hose giao dịch từ 9 giờ sáng, trong đó mỗi loại chứng khoán sẽ có thời gian giao dịch khác nhau.

Thời gian khớp lệnh sàn chứng khoán Hose được quy định cụ thể như sau:

Đối với chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ ETF và cổ phiếu

  • Từ 9h-9h15: Khớp lệnh định kỳ và mở cửa sàn chứng khoán

  • Từ 9h15-11h30: Khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận

  • Từ 11h30-13h: Thời gian nghỉ giữa phiên 

  • Từ 13h-14h30: Khớp lệnh liên tục II và thỏa thuận

  • Từ 14h30-14h45: Khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận

  • Từ 14h45-15h: Thời gian giao dịch thỏa thuận

Đối với trái phiếu

  • Từ 9h-11h30: Thời gian giao dịch thỏa thuận

  • Từ 11h30-13h: Thời gian ngủ giữa phiên

  • Từ 13h-15h: Thời gian giao dịch thỏa thuận

Thời gian đóng cửa của sàn Hose là gì?

Sàn Hose đóng cửa vào lúc 15h chiều và vào khung nghỉ trưa giữa phiên giao dịch từ 11h30 đến 13h.

Ngoài ra dưới đây là một số quy định về thời gian giao dịch của sàn Hose:

  • Sàn Hose chỉ giao dịch từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; không giao dịch vào thứ 7 và chủ nhật; 

  • Những ngày lễ tết như: Tết, 30/4 và 01/05; 2/9,...và trong những trường hợp phát sinh sự cố thì sàn Hose cũng sẽ không hoạt động.

Còn về thời gian thanh toán trên sàn Hose, thông tin dưới đây sẽ hữu ích với bạn:

  • Với giao dịch khớp lệnh T+2: Sau 2 ngày từ ngày đặt lệnh thì chứng khoán sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.

  • Với giao dịch thỏa thuận T+2: Sau 2 ngày từ ngày đặt lệnh thì chứng khoán sẽ về tài khoản người mua.

  • Với giao dịch trái phiếu T+1: Sau 1 ngày đặt lệnh thì trái phiếu sẽ về tài khoản nhà đầu tư.

Các quy định giao dịch của sàn giao dịch Hose

Khi tham gia giao dịch trên sàn Hose thì nhà đầu tư sẽ cần nắm được những quy định giao dịch của sàn Hose. Cụ thể sàn Hose sẽ có những quy định giao dịch sau đây:

Phương thức khớp lệnh

Về phương thức khớp lệnh, sau đây là 3 phương thức khớp lệnh chính theo quy định sàn Hose

  • Khớp lệnh định kỳ: Là phương thức mà sau khi lệnh mua và lệnh bán được so khớp tại một thời điểm xác định thì từ đó sẽ xác định được giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch đó.

  • Khớp lệnh liên tục: Là phương thức mà lệnh mua và lệnh bán chứng khoán được so khớp ngay tại thời điểm nhập trên hệ thống giao dịch. 

  • Khớp lệnh thỏa thuận: Là phương thức giao dịch mà tự các thành viên sẽ thỏa thuận về các điều kiện giao dịch với nhau.

Nguyên tắc khớp lệnh

Ngoài phương thức khớp lệnh thì sàn Hose còn quy định về nguyên tắc khớp lệnh theo 2 nguyên tắc sau đây:

  • Ưu tiên về giá: Ưu tiên thực hiện trước các lệnh mua có mức giá cao hơn các lệnh mua khác đồng thời ưu tiên thực hiện trước các lệnh bán có mức giá thấp hơn các lệnh bán khác.

  • Ưu tiên về thời gian: Ưu tiên thực hiện trước các lệnh được nhập vào hệ thống trước trong trường hợp các lệnh có cùng mức giá. 

Các lệnh giao dịch sàn Hose

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về các lệnh giao dịch trên sàn Hose để áp dụng trong việc giao dịch chứng khoán được hiệu quả và dễ dàng hơn.

  • Lệnh ATO: Là lệnh đầu tiên nhà đầu tư mới cần ghi nhớ. ATO là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh giữa lệnh mua và lệnh bán từ đó xác định giá mở cửa. Lệnh ATO thường được ưu tiên hơn so với các lệnh khác tại thời điểm so khớp lệnh. Thời gian nhập lệnh là khi hệ thống giao dịch đến thời gian khớp lệnh định kỳ. Lệnh sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác nhận giá mở cửa khi không được thực hiện hoặc không được niêm yết.

  • Lệnh ATC: Tương tự như lệnh ATO, lệnh ATC áp dụng cho cả lệnh mua và lệnh bán. Nhưng so với lệnh ATO, lệnh ATC được thực hiện tại mức giá khớp lệnh để xác định giá đóng cửa.

  • Lệnh giới hạn LO: Đây là loại lệnh được sử dụng để mua hoặc bán chứng khoán khi thị trường có mức giá tốt. Lệnh này sẽ có hiệu lực chỉ khi được nhập vào hệ thống. Cuối ngày giao dịch hoặc khi được hủy bỏ thì lệnh sẽ kết thúc. 

  • Lệnh thị trường MP: Là dạng lệnh sử dụng khi nhà đầu tư có nhu cầu mua bán chứng khoán. Điều đặc biệt của lệnh MP là hệ thống sẽ tự động bán chứng khoán khi mức giá lên cao nhất và tự động mua chứng khoán khi mức giá xuống thấp nhất. Tuy nhiên lệnh MP chỉ có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục. 

Ngoài ra, nhà đầu tư cần nắm rõ thêm về quy định khi muốn hủy lệnh giao dịch trên sàn Hose, cụ thể như sau:

  • Lệnh giao dịch được đặt trong khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa và đóng cửa sẽ không được phép hủy.

  • Lệnh chỉ được hủy khi lệnh đó hoặc một phần của lệnh đó chưa được thực hiện.

Cách mở tài khoản chứng khoán sàn Hose

Có 2 cách để mở tài khoản chứng khoán sàn Hose đó là mở tài khoản trực tiếp hoặc mở tài khoản online. Nhà đầu tư có thể linh động lựa chọn cách thức thuận tiện nhất cho mình. 

Mở tài khoản chứng khoán sàn Hose trực tuyến

Với cách thức này, nhà đầu tư cần truy cập vào các website của các công ty thành viên thuộc sàn Hose hoặc tải ứng dụng của họ về điện thoại sau đó thao tác đăng ký. Bước tiếp theo, nhà đầu tư tìm và nhấn vào mục đăng ký trực tuyến. Sau đó nhà đầu tư chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn và yêu cầu trên màn hình rồi điền đầy đủ và đọc lại thông tin trên hợp đồng trực tuyến. Cuối cùng bạn in hợp đồng ra và gửi về địa chỉ công ty chứng khoán theo đường chuyển phát nhanh hoặc bưu điện.

Mở tài khoản chứng khoán sàn Hose trực tiếp tại công ty môi giới

Với cách thức này, nhà đầu tư cần đến trực tiếp trụ sở của công ty chứng khoán thành viên. Hồ sơ cần chuẩn bị sẽ tùy theo yêu cầu của mỗi công ty. Trong đó các giấy tờ cơ bản phải có là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, một tài khoản ngân hàng để liên kết trực tiếp với tài khoản giao dịch chứng khoán và mẫu hợp đồng chứng khoán theo tiêu chuẩn của công ty. 

Sàn giao dịch Hose bán tối thiểu bao nhiêu cổ phiếu?

Không ít nhà đầu tư mới thắc mắc về số lượng cổ phiếu tối thiểu mà nhà đầu tư cần mua khi tham gia giao dịch trên sàn Hose. Dưới đây là các thông tin được tổng hợp về số lượng cổ phiếu giao dịch trên sàn Hose:

  • Với giao dịch khớp lệnh lô chẵn: cần mua tối thiểu 100 cổ phiếu đối với quỹ ETF và chứng chỉ quỹ đóng.

  • Khối lượng cổ phiếu giao dịch tối đa trên mỗi lệnh là 500.000 cổ phiếu ETF và chứng chỉ quỹ đóng.

  • Khối lượng cổ phiếu đối với giao dịch thỏa thuận là tối thiểu 20.000 cổ phiếu.

  • Đối với giao dịch thỏa thuận không có quy định về đơn vị giao dịch.

  • Đối với giao dịch cổ phiếu lẻ (trong khoảng từ 1 đến 9 cổ phiếu): giao dịch này được thực hiện giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán và giá cổ phiếu khi đó chỉ bằng 90% so với giá tham chiếu.

Qua đó có thể thấy việc mua cổ phiếu số lượng lớn hoặc mua lẻ đều được chấp nhận, tuy nhiên nếu bạn mua cổ phiếu lẻ thì sẽ không thực hiện với sàn giao dịch mà làm việc với công ty chứng khoán. 

Tổng hợp ưu và nhược điểm của sàn Hose

Hose sàn chứng khoán có quy mô lớn hàng đầu tại Việt Nam. Tuy vậy nhưng sàn chứng khoán Hose vẫn tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng.

  • Ưu điểm: 

  • Hose là sàn chứng khoán được hoạt động hoàn toàn hợp pháp tại Việt Nam. Chính vì thế nhà đầu tư tham gia giao dịch sẽ luôn được bảo đảm quyền lợi.

  • Sàn Hose có số lượng cổ phiếu niêm yết lớn, thỏa mãn nhu cầu giao dịch của nhiều đối tượng nhà đầu tư khác nhau.

  • Cách thức mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại sàn Hose cũng như phương thức giao dịch đều rất đơn giản.

  • Nhược điểm:

  • Sàn Hose từng có thời điểm ngưng hoạt động gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư.

  • Hệ thống giao dịch của sàn Hose do khối lượng giao dịch lớn nên thường xuyên bị tắc nghẽn.

  • Nền tảng công nghệ của sàn Hose chưa đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến về khối lượng giao dịch của nhà đầu tư.


Sàn Hose là sàn chứng khoán có mức độ uy tín cũng như an toàn hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời sàn Hose được sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước do đó các nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi mở tài khoản giao dịch trên sàn chứng khoán này. Hy vọng rằng qua bài viết này, các nhà đầu tư có thể nắm vững được khái niệm sàn Hose là gì, các chức năng của sàn chứng khoán Hose là gì, cũng như Hose sàn chứng khoán có những quy định như thế nào để từ đó có những giao dịch hiệu quả và thành công trên thị trường chứng khoán.

=> Tham khảo: Khóa học đầu tư chứng khoán miễn phí Let's Investing - Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả bắt đầu từ 08/08/2022