Trái phiếu chuyển đổi là gì? Trái phiếu hay cổ phiếu đều có rất nhiều loại khác nhau cũng như những đặc điểm khác nhau giữa mỗi loại. Trong các loại trái phiếu thì trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu nổi bật mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được. Vậy trái phiếu có khả năng chuyển đổi là gì? Ưu điểm khi sở hữu trái phiếu có thể chuyển đổi là gì? Định giá trái phiếu chuyển đổi như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết về trái phiếu có khả năng chuyển đổi và những kiến thức xoay quanh loại trái phiếu này, mời các nhà đầu tư cùng theo dõi đến cuối bài viết dưới đây được tổng hợp bởi Take Profit để có thêm những kiến thức hữu ích áp dụng vào đầu tư chứng khoán hiệu quả và thành công. 

trái phiếu chuyển đổi là gì

Thế nào là trái phiếu chuyển đổi

Để hiểu thế nào là trái phiếu chuyển đổi, hay trái phiếu có thể chuyển đổi là gì, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm trái phiếu chuyển đổi, sau đó đến với ví dụ về trái phiếu chuyển đổi. Ngoài ra những lưu ý về trái phiếu chuyển đổi và quyền mua trái phiếu chuyển đổi được quy định như thế nào? Nhờ đó nhà đầu tư có thể căn cứ theo những nhận định cá nhân để quyết định xem có nên đầu tư vào loại trái phiếu đặc biệt này hay không. 

Trái phiếu có thể chuyển đổi là gì?

Trái phiếu chuyển đổi được hiểu là trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu vào một thời điểm đã được xác định trước trong tương lai. Đặc điểm của loại trái phiếu này đó là có mức lãi suất cố định và tương đối thấp so với mức lãi suất của các loại trái phiếu khác. Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi còn hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà đầu tư khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Đó cũng chính là điểm hấp dẫn nhất của trái phiếu chuyển đổi. 

Bản chất của trái phiếu chuyển đổi là sự kết hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Người nắm giữ quyền mua cổ phiếu sẽ có quyền mua cổ phiếu với một mức giá xác định trước tại một thời điểm nhất định trong tương lai, nhưng không có nghĩa vụ phải mua cổ phiếu. 

Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi

Một công ty cổ phần X có tổng 100 triệu cổ phần với giá trị thường là 10.000 đồng/ cổ phiếu. Công ty X có phát hành thêm 1 triệu trái phiếu chuyển đổi, có mệnh giá là 100.000 đồng/ trái phiếu và mức lãi suất là 5%/ năm (mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng). Trái phiếu này sau 1 năm tính từ ngày phát hành sẽ có thể chuyển đổi sang cổ phiếu X có giá là 5.000 đồng/ cổ phiếu với tỷ lệ quy định là 10:1 (nghĩa là với 1 trái phiếu có thể quy đổi sang 10 cổ phiếu). 

Như vậy có thể thấy, sau 1 năm thì nhà đầu tư sẽ thu lại được 5 tỷ đồng lợi nhuận từ trái phiếu chuyển đổi. Bên cạnh đó, công ty X sau 1 năm đã có một bước tiến lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh giúp cho giá cổ phiếu của mình trên thị trường tăng lên mức 12.000 đồng/ cổ phiếu. Đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ nhận số tiền lời từ chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường là 7.000 đồng/ cổ phiếu tương đương tổng giá trị nhận được là 70 tỷ đồng.  

Những lưu ý về trái phiếu chuyển đổi

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của trái phiếu chuyển đổi mà nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Tỷ lệ chuyển đổi: Là tỷ lệ được công ty quy định ngay từ đầu khi trái phiếu chuyển đổi đó được phát hành. Đây là tỷ lệ thể hiện cho số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nhận lại khi chuyển đổi từ một trái phiếu. 

  • Thời hạn chuyển đổi: Tùy theo tính toán và quyết định của mỗi công ty sẽ có quy định riêng về thời hạn chuyển đổi của trái phiếu. Có loại trái phiếu có thể chuyển đổi bất cứ lúc nào, cũng có loại chỉ khi trong một thời điểm nhất định mới được chuyển đổi. Do vậy nhà đầu tư cần lưu ý vấn đề này để kịp thời chuyển đổi trái phiếu nhằm đảm bảo quyền lợi cho mình.

  • Giá trị của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu thường: Trái chủ sở hữu trái phiếu chuyển đổi sẽ có đặc quyền được chuyển đổi trái phiếu của mình sang cổ phiếu theo một tỷ lệ theo quy định tại một thời điểm trong tương lai, do vậy giá trị của trái phiếu chuyển đổi cao hơn so với trái phiếu thường. Đây còn được coi là loại “trái phiếu lai" do vừa sở hữu những đặc tính của cả cổ phiếu lẫn trái phiếu. 

Xét theo phương diện kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm tài chính “2 trong 1” kết hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp với quyền mua cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành (còn gọi là chứng quyền). Với quyền mua cổ phiếu thì người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi sẽ được quyền mua cổ phiếu vào một thời điểm nào đó trong tương lai với một mức giá thực tế đã được xác định từ trước. 

Có 2 dạng hình thức của trái phiếu chuyển đổi đó là trái phiếu có bảo đảm hoặc không có bảo đảm, và trái phiếu có đi kèm chứng quyền hoặc trái phiếu không có chứng quyền. 

Quyền mua trái phiếu chuyển đổi

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, khi doanh nghiệp phát hành chào bán trái phiếu chuyển đổi, đối tượng có quyền mua trái phiếu chuyển đổi phải là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, các nhà đầu tư chiến lược, trong đó phải đảm bảo số nhà đầu tư chiến lược phải dưới 100 nhà đầu tư. Doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cũng như tài liệu để xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo đúng quy định trong Nghị định quy định cụ thể và chi tiết về một số điều của Luật chứng khoán. 

Điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi

Về điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi, Nghị định 163/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 04/12/2018 quy định về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, về chủ thể phát hành trái phiếu chuyển đổi: Phải là công ty cổ phần được thành lập một cách hợp pháp và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại giấy tờ khác hợp pháp.

  • Thứ hai, về thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Để phát hành trái phiếu chuyển đổi thì cần đáp ứng cả về mặt thời gian hoạt động. Theo quy định thì doanh nghiệp cần hoạt động tối thiểu 1 năm tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. 

Định giá trái phiếu chuyển đổi

Giá trị của trái phiếu chuyển đổi được xác định bởi công thức sau đây:

Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền mua cổ phiếu (quyền chuyển đổi) 

Về khái niệm của giá trị trái phiếu chuyển đổi, đây được hiểu là giá trị tại thời điểm hiện tại của các dòng tiền thanh toán cả gốc và lãi của trái phiếu trong toàn bộ kỳ hạn của trái phiếu, với một mức lãi suất chiết khấu nào đó. Lãi suất chiết khấu này được xác định căn cứ theo mức lãi suất chung trên thị trường cũng như biên độ rủi ro tín dụng của chủ thể phát hành và các tài sản đảm bảo của trái phiếu (nếu có). Ảnh hưởng bởi sự tăng đều của lãi suất thị trường và biên độ rủi ro dẫn đến tỷ lệ chiết khấu tăng, từ đó làm giảm giá trị của trái phiếu, và ngược lại. Như vậy, biến động của giá trị trái phiếu trên thị trường thứ cấp phụ thuộc vào các nhân tố trên cũng như mối quan hệ cung cầu. 

Lợi ích và hạn chế của trái phiếu chuyển đổi 

Việc nắm được lợi ích và hạn chế của trái phiếu chuyển đổi sẽ giúp nhà đầu tư có thêm căn cứ cho việc quyết định có nên đầu tư loại trái phiếu này hay không cũng như tính toán được lợi nhuận có thể nhận được từ trái phiếu chuyển đổi. Dưới đây chúng tôi phân tích mặt lợi ích và hạn chế của trái phiếu chuyển đổi đối với từng đối tượng bao gồm doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư. 

Đối với doanh nghiệp phát hành

Lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với doanh nghiệp phát hành

  • Giúp công ty có thêm khả năng huy động vốn từ thị trường trong thời điểm không thuận lợi huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu phổ thông và trái phiếu. 

  • Công ty có thể thu hút được vốn với mức chi phí thấp do lãi suất trái phiếu chuyển đổi thấp hơn so với lãi suất trái phiếu thường. 

  • Thông qua việc chuyển đổi trái phiếu của các trái chủ, cấu trúc vốn của công ty cũng được cải thiện tốt hơn.

Hạn chế của trái phiếu chuyển đổi với doanh nghiệp phát hành

  • Doanh nghiệp rơi vào thế bị động trong việc tổ chức nguồn vốn do quyền quyết định chuyển đổi trái phiếu thuộc về người nắm giữ.

  • Một hạn chế lớn khác của trái phiếu chuyển đổi với doanh nghiệp phát hành đó là khi công ty có khả năng đem về lợi nhuận lớn thì số lượng cổ đông mới sẽ tăng lên do các trái chủ chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu để sở hữu, theo đó các cổ đông cũ sẽ phải chia sẻ thu nhập cũng như quyền kiểm soát cho những cổ đông mới. Việc này cũng đem đến bất lợi là khi giá trị cổ phiếu bị chia ra thành nhiều phần nhỏ do pha loãng quyền sở hữu sẽ khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư mới. 

  • Trong khi cổ tức trả bằng cổ phiếu được trích từ khoản lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thì thu nhập từ trái phiếu bị tính vào chi phí của doanh nghiệp nên sẽ được khấu trừ từ thu nhập chịu thuế của công ty đó. Điều này sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bị tăng thu nhập chịu thuế đồng thời giảm thu nhập sau thuế khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Bên cạnh đó chi phí của công ty cũng bị tăng một cách thụ động. 

Đối với nhà đầu tư 

Lợi ích của trái phiếu chuyển đổi với nhà đầu tư

  • Trái chủ được đảm bảo về quyền hưởng lãi suất cố định khi chưa thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu và không phải chịu sự rủi ro từ hoạt động của doanh nghiệp.

  • Nhà đầu tư có cơ hội được hưởng nhiều lợi nhuận hơn khi giá cổ phiếu của công ty tăng.

Hạn chế của trái phiếu chuyển đổi với nhà đầu tư

  • Hạn chế đáng lưu ý nhất của trái phiếu chuyển đổi với nhà đầu tư đó là trái chủ chỉ có thể thu về khoản lợi tức lãi suất thấp hơn so với trái phiếu thường khi trái phiếu chuyển đổi họ nắm giữ chưa được chuyển đổi hoặc không có cơ hội để chuyển đổi. 

  • Bên cạnh đó, nhà đầu tư trái phiếu chuyển đổi có khả năng bị thiệt hại khá lớn nếu sở hữu trong thời gian dài khiến nguồn vốn bị “đóng băng" và không đem lại tỷ suất sinh lời như mong muốn. 

Ưu điểm khi sở hữu trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu không chuyển đổi

Việc sở hữu trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu không chuyển đổi sẽ đem lại cho nhà đầu tư những đặc quyền cũng như ưu điểm gì? Trước khi tìm hiểu ưu điểm khi sở hữu trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu không chuyển đổi chúng ta cùng điểm qua khái niệm trái phiếu không chuyển đổi là gì cũng như quyền chọn chuyển đổi trái phiếu là gì?

Trái phiếu không chuyển đổi là gì?

Trái phiếu không chuyển đổi là loại trái phiếu mà nhà đầu tư khi nắm giữ sẽ không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành. 

Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu là gì?

Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu là một tính năng đem đến quyền chọn an toàn hơn cho nhà đầu tư so với hình thức mua trực tiếp cổ phiếu. Đặc biệt, khi điều kiện của nền kinh tế cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn dự kiến, các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu chuyển đổi có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội này nhờ quyền chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu là ưu điểm hấp dẫn nhất của trái phiếu chuyển đổi khiến cho việc nhà đầu tư mua loại trái phiếu này hợp lý hơn.  

Tương tự như cổ phiếu thì bản thân trái phiếu chuyển đổi cũng có thể được mua bán và trao đổi trên thị trường thứ cấp và có tính thanh khoản tương đối cao. Mặc dù vậy, vấn đề số lượng trái chủ bị hạn chế dưới 100 vẫn đang được làm rõ. 

Vẫn cần nhấn mạnh lại rằng, mức độ về lợi ích mà trái phiếu chuyển đổi đem lại cho nhà đầu tư và tổ chức phát hành sẽ khác nhau tuỳ vào phương thức được lựa chọn để phát hành trái phiếu chuyển đổi. Do đó, việc nắm được đầy đủ thông tin về công ty, trong đó bắt buộc phải có thu nhập kỳ vọng của tổ chức phát hành cũng như tác động của nó đến giá của cổ phiếu là vô cùng cần thiết để đánh giá giá trị của lợi ích trái phiếu chuyển đổi, đặc biệt là giá trị quyền chọn chuyển đổi. 


Bất cứ loại chứng khoán nào cũng sẽ có những mặt lợi ích và mặt hạn chế riêng, tuỳ kinh nghiệm của mỗi cá nhân mà sẽ có cách nhận định vấn đề và phương thức áp dụng khác nhau. Một số yếu tố quyết định hiệu quả đầu tư trái phiếu chuyển đổi của nhà đầu tư như: cách tiếp cận thông tin, cách đọc báo cáo tài chính, cách định giá tiềm năng của công ty phát hành và cách xác định sự biến đổi của thị trường chung cũng như thị trường ngành riêng biệt cho mỗi loại hình kinh doanh của công ty. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư đã nắm được trái phiếu chuyển đổi là gì, lợi ích và hạn chế của trái phiếu chuyển đổi cũng như những kiến thức xoay quanh. Chúc các nhà đầu tư có những giao dịch đầu tư trái phiếu chuyển đổi hiệu quả và thành công.