Điểm Pivot trong chứng khoán hay còn được gọi là Pivot Point, là một dạng biểu đồ được sử dụng để xác định chuyển động định hướng và các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ tiềm năng. Đây là một công cụ được sử dụng phổ biến giúp nhà đầu tư rất nhiều trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Tuy nhiên không ít nhà đầu tư trên thị trường chưa nắm rõ được khái niệm của điểm Pivot cũng như cách áp dụng Pivot Points trong đầu tư chứng khoán như thế nào. Vậy thì sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem định nghĩa điểm Pivot là gì, ý nghĩa và vai trò của Pivot Points trong thị trường chứng khoán như thế nào cũng như các cách áp dụng hiệu quả Pivot Points trong giao dịch đầu tư chứng khoán qua bài viết ngay sau đây nhé!
Điểm Pivot là gì?
Việc đầu tiên trước khi tìm hiểu xem cách thức sử dụng Pivot Points như thế nào trong giao dịch, đó là cần nắm rõ khái niệm của Pivot Points, vậy điểm Pivot là gì?
Pivot Point được định nghĩa là điểm xoay của thị trường với mục đích giúp nhà phân tích nhận diện được các mức kháng cự và hỗ trợ. Các mức hỗ trợ và kháng cự xác định bởi Pivot Points được các nhà giao dịch nhận định là những vùng mà tại đó giá chứng khoán có thể sẽ đảo chiều.
Bên cạnh đó, ngoài việc giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm giá đảo chiều, Pivot Point còn giúp lựa chọn được thời điểm giá chứng khoán sẽ quay lại xu hướng cũ với lực mạnh.
Các thành phần hình thành nên Pivot Point
Có 3 thành phần chính giúp hình thành nên điểm Pivot, đó là: đường Pivot Point trung tâm, các đường nằm phía dưới Pivot Point với vai trò là ngưỡng hỗ trợ, và các đường nằm phía trên Pivot Point với vai trò là ngưỡng kháng cự.
Giá trị của Pivot Point, ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự có thể được xác định dựa theo mức giá cao nhất (High), mức giá thấp nhất (Low) và mức giá đóng cửa (Close) của phiên giao dịch trước đây.
Các nhà đầu tư thông thường sẽ sử dụng Pivot Point trong việc thiết lập các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự nhằm xác định những điểm vào lệnh tiềm năng, từ đó kiếm được lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.
Nhờ có sự cố định của các mức giá tại một khung thời gian rõ ràng nên việc thiết lập và sử dụng điểm Pivot trong chứng khoán có thể sẽ dễ dàng hơn so với đa số những chỉ báo kỹ thuật khác.
Điểm xoay Pivot là gì?
Điểm xoay Pivot là một chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, với vai trò chọn lựa xu thế chung của thị trường tại các khung thời gian không giống nhau.
Bản chất điểm xoay chính là thành quả trung bình của mức cao và mức thấp trong ngày và mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.
Trong ngày giao dịch tiếp theo, trường hợp giá nằm trên điểm trục, xét về lý thuyết thì cho thấy đang xảy ra tâm lý tăng giá, còn trường hợp giá nằm dưới điểm trục thì có thấy đang xảy ra tâm lý giảm giá.
Cấu trúc của điểm xoay Pivot bao gồm tất cả 7 đường: đường chủ đạo còn gọi là điểm trục hoặc điểm xoay Pivot, 3 đường nằm trên đường chủ đạo được đánh dấu lần lượt là S1, S2, S3 (là 3 đường có vai trò hỗ trợ); 3 đường nằm phía dưới đường chủ đạo được đánh dấu lần lượt là R1, R2, R3 (là 3 đường có vai trò kháng cự).
=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng khi Đăng ký Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư của TechProfit: https://techprofit.vn/signup?utm_source=web08
Ưu nhược điểm của điểm Pivot trong chứng khoán
- Ưu điểm:
- Giúp cung cấp các ngưỡng giá để từ đó xác định được thời điểm mua/bán chứng khoán tiềm năng.
- Sử dụng để xác định các vùng biến động giá.
- Cung cấp các chỉ báo về trạng thái của thị trường (bao gồm tăng, giảm hoặc đi ngang).
- Có thể kết hợp sử dụng cùng các chỉ báo khác như RSI, MACD, Khối lượng giao dịch để tối ưu hiệu quả giao dịch thành công hơn.
- Có thể được sử dụng tại mọi khung thời gian của đồ thị.
- Có thể sử dụng để dự báo các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự trong tương lai.
- Nhược điểm:
- Nếu như mức giá thấp và mức giá cao của kỳ trước đó quá sát nhau, sẽ rất dễ xuất hiện các tín hiệu chỉ báo giả còn nếu như mức giá thấp và mức giá cao của kỳ trước đó lại quá xa nhau thì khả năng sẽ không có tín hiệu chỉ báo cho khung thời gian sau.
- Việc sử dụng Pivot Point để xác định điểm cắt lỗ thường rất khó nếu như khoảng cách giữa các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xảy ra biến động mạnh.
Công thức tính điểm xoay Pivot
Một điểm đặc trưng ở Pivot Point và khác biệt hoàn toàn so với những các chỉ báo kỹ thuật khác đó là điểm Pivot trong chứng khoán không bao giờ thay đổi, mà giống nhau trong mọi khung thời gian.
Dưới đây là công thức cụ thể xác định điểm xoay Pivot:
Pivot Point = [Giá cao nhất (trong kỳ trước) + Giá thấp nhất (trong kỳ trước) + Giá đóng cửa (trong kỳ trước)] / 3
Bên cạnh đó, các mức hỗ trợ được tính như sau:
S1 = (2 x Pivot Point) - Giá cao (trong kỳ trước)
S2 = Pivot Point - (R1 - S1)
S3 = Pivot Point - (R2 - S2)
Tương tự, các mức kháng cự được tính như sau:
R1 = (2 x Pivot Point) - Giá thấp (trong kỳ trước)
R2 = (Pivot Point - S1) + R1
R3 = Pivot Point - (R2 - S2)
Phương pháp áp dụng Pivot Points trong giao dịch chứng khoán
Để sử dụng Pivot trong chứng khoán, chúng ta có thể xem xét tới 2 trường hợp sau:
- Pivot Points và các mức hỗ trợ/ kháng cự: Trong hoàn cảnh này, nhà đầu tư sẽ xem các mức R1, R2 và R3 như là điểm xoay mà tại các mức này thị trường sẽ có sự điều chỉnh đối với xu hướng trước đó. Ví dụ, khi tỷ giá chạm mức R3 thì có thể sẽ sụt giảm và khi tỷ giá chạm mức S3 thì khả năng nó sẽ tái tạo trở lại.
- Định nghĩa Pivot chứng khoán trong xu hướng: Với trường hợp này, nhà đầu tư sẽ xem điểm mua Pivot là điểm nhằm xác định xu hướng tiếp theo sẽ diễn ra của thị trường trong ngày.
- Nếu tỷ giá biến động trên mức Pivot trong xu hướng tăng thì khả năng thị trường sẽ tiếp tục tăng.
- Nếu tỷ giá biến động dưới mức Pivot trong xu hướng giảm thì khả năng thị trường sẽ tiếp tục giảm.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về điểm Pivot trong chứng khoán mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các nhà đầu tư. Hy vọng nhà đầu tư đã nắm được định nghĩa của Pivot trong chứng khoán cũng như hiểu được cách áp dụng công cụ này trong phân tích chứng khoán. Cảm ơn các nhà đầu tư đã theo dõi đến cuối bài viết và chúc các bạn sẽ có những giao dịch đầu tư hiệu quả và thành công trên thị trường. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ kiến thức hữu ích tại website của Take Profit nhé.
=> Xem thêm: Nhập môn Phân tích Kỹ thuật #11 : Cách để giao dịch theo xu hướng