Báo cáo tài chính TCB quý 1 năm 2022 được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Sau năm 2021 các Ngân hàng lớn đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ bằng việc cải thiện thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng như thu nhập ngoài lãi. Bên cạnh đó nâng cao tỷ lệ Casa cũng là một cách hiệu quả nhằm cải thiện chi phí vốn. Trong bối cảnh hiện nay, khi các hoạt động tín dụng bất động sản ngắn hạn bị ảnh hưởng đáng kể do chính sách của Chính phủ, việc tăng trưởng của Ngân hàng sẽ phụ thuộc nhiều từ chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo. Kết quả kinh doanh Quý 1 năm 2022 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam ghi nhận mức cải thiện nhẹ so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh Quý 1 năm 2022
- Thu nhập chính từ hoạt động tín dụng với thế mạnh là tín dụng Bất động sản có mức tăng trưởng 25% so với cùng kỳ, đây có thể coi là mức tăng trưởng tốt với một Ngân hàng lớn.
- Thu nhập tăng trưởng nhưng chi phí lãi được kiểm soát tốt khi chỉ chiếm 20% so với 25% trong năm 2021 khiến Ngân hàng cải thiện được, biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ( NIM) và nhờ đó thu nhập từ lãi thuần tăng trưởng 33%
- Bên cạnh nghiệp vụ chính là mảng tín dụng, các doanh thu từ dịch vụ khác như Kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác cũng có mức tăng gần 30% so với năm 2021.
- Nhờ doanh thu vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định cũng như chi phí được kiểm soát tốt đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng rủi ro được ghi nhận chủ yếu vào Quý 4 năm 2021 nhờ đó sang Quý 1 năm nay, chi phí dự phòng được giảm đáng kể
Nhờ các biện pháp kiểm soát chi phí rất tốt của Ngân hàng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế vẫn được duy trì với mức tăng gần tương đương với doanh thu từ hoạt động tín dụng ở mức 25%.
Đánh giá của Take Profit
Trong năm 2022 dự kiến câu chuyện tăng trưởng của ngành Ngân hàng sẽ có phân hóa rõ rệt dựa trên định hướng phát triển của từng Ngân hàng. Hiện nay, trong khi các Ngân hàng khác đang đẩy mạnh tỷ lệ Casa trên tổng tiền gửi với mục đích kiểm soát tốt hơn chi phí hoạt động, Techcombank đã hoàn thành chiến lược này và đang đẩy mạnh việc phát triển Hệ sinh thái Ngân hàng - Bán lẻ - Tiêu dùng với việc tích hợp khả năng thanh toán vào các ngành kinh doanh khác như Bán lẻ.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam luôn được coi là một trong những ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ kiểm soát tốt chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, việc tiên phong áp dụng công nghệ vào quy trình hoạt động cũng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng
Trong những năm qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam luôn tạo được lợi thế cạnh tranh dài hạn nhờ chiến lược kinh doanh khác biệt. Với câu truyện mở ra trong giai đoạn 2022-2026 bằng cách hợp tác chiến lược với các đối tác trong hệ sinh thái Ngân hàng - Bán lẻ - Tiêu dùng, trong các năm tiếp theo dự kiến thu nhập từ hoạt động tín dụng sẽ được hưởng lợi mạnh mẽ từ nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng.
=> Tham khảo thêm: Những sai lầm trong đầu tư chứng khoán thường gặp | Đầu tư chứng khoán.