Để đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp, sử dụng công cụ các nhóm chỉ số tài chính như một thước đo phổ biến. Đối với việc đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ trong ngắn hạn, đánh giá rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp thì nhóm chỉ số thanh toán đóng góp vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây cung cấp cho người đọc thông tin về nhóm chỉ số thanh toán, các chỉ số quan trọng và tính ứng dụng, để cho người đọc hiểu thêm về nhóm chỉ số này.

Nhóm chỉ số thanh toán là gì? 

Nhóm chỉ số thanh toán, về bản chất dùng để kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Lấy 1 ví dụ, tại một thời điểm, các chủ nợ đồng loạt đến và đòi thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, vậy lúc này doanh nghiệp nên làm gì, liệu họ có đủ nguồn lực để đáp ứng những yêu cầu đó ngay hay không? Doanh nghiệp không thể dùng tài sản dài hạn để đáp ứng nghĩa vụ đó được vì tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, các loại tài sản cố định, máy móc và tất nhiên các loại tài sản này không thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt để phục vụ nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trên. Đó là lý do nhóm chỉ số thanh toán sẽ kiểm tra xem các tài sản ngắn hạn có đủ để đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn khi các chủ nợ đồng loạt đến yêu cầu thanh toán hay không. 

 

=>  Để bắt đầu hành trình đầu tư một cách hiệu quả và bền vững, nhà đầu tư hãy tham gia ngay Khóa Học Miễn Phí Let's Investing K8, khóa học Đầu tư Chứng khoán chỉ với 0 đồng học phí. Đăng ký ngay tại: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing 

Vậy tài sản ngắn hạn gồm những gì? 

Nếu các nhà đầu tư để ý, trên bảng cân đối kế toán, các yếu tố trên khoản mục tài sản ngắn hạn được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp về thanh khoản - khả năng chuyển đổi thành tiền mặt:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là tài sản có thanh khoản cao nhất, thường là tiền trong két sắt, tiền gửi ngân hàng, hoặc những khoản tương đương tiền như tín phiếu kho bạc hay kỳ phiếu ngân hàng. Khoản mục này mà tăng mạnh so với cùng kỳ thể hiện rằng doanh nghiệp có dòng tiền mạnh mẽ, tính thanh khoản cao, dễ dàng ứng biến trước những biến cố có thể xảy ra.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán sau khi đã nhận hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp muốn khoản phải thu giảm hay nói cách khác là để khoản phải thu chuyển thành tiền mặt thì doanh nghiệp cần phải tích cực đòi nợ. 

Hàng tồn kho: Là hàng hóa trong kho của doanh nghiệp, muốn khoản mục này chuyển thành tiền mặt thì doanh nghiệp phải bán hàng nhanh hơn bằng những chính sách bán hàng hiệu quả như các chính sách khuyến mại.

Tài sản ngắn hạn khác.

Để đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mình sẽ kết hợp các yếu tố trong tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn, sẽ tạo ra 4 chỉ số thanh toán chính: 

 

=> Xem thêm: Chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số chứng khoán cần biết

 

Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Đây là tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Từ “hiện hành” được hiểu là trong 1 năm, đây là khoảng thời gian được coi là “đủ” để doanh nghiệp có thể chuyển các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho thành tiền mặt.. 

Chỉ số thanh toán hiện hành lý tưởng còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và ngành nghề. Về mặt lý thuyết, chỉ số này càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số này cao là do tỷ trọng của hàng tồn kho cao chưa hẳn đã là an toàn. Nếu như thị trường biến động xấu, hàng tồn kho bị ứ đọng khiến cho hàng tồn kho khó chuyển thành tiền mặt, hay hàng tồn kho trở nên lỗi thời khó bán ra thị trường thì lúc này, khi các khoản nợ ngắn hạn đến doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối. 

Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)

Nói thêm về hàng tồn kho, đây là dạng tài sản có thời gian hoán chuyển thành tiền mặt không chắc chắn trong một số trường hợp như: nhu cầu thị trường giảm, doanh nghiệp lưu trữ hàng sai cách khiến chất lượng hàng kém đi, doanh nghiệp gặp sự cố sản xuất khiến hàng tồn kho dở dang không chuyển thành thành phẩm được,... Nếu doanh nghiệp đang gặp những tình trạng trên thì tỷ số thanh toán nhanh là sự lựa chọn phù hợp hơn. Theo lý thuyết, chỉ số này >1 thì được coi là an toàn và ngược lại. Tuy nhiên, khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn trên tổng tài sản ngắn hạn có thể sẽ làm cho doanh nghiệp gặp rắc rối. Vì thế doanh nghiệp cần phải thực hiện những biện pháp như thu hồi nợ nhanh hơn, xem xét lại những chính sách bán hàng để chuyển hóa khoản phải thu thành tiền mặt, tránh việc để khả năng thanh khoản của doanh nghiệp rơi vào tình trạng nguy hiểm. . 

Tỷ số thanh toán tức thời (Cash Ratio)

Doanh nghiệp có thể ngay lập tức thanh toán tất cả các khoản nợ khi có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Hàng tồn kho và các khoản phải thu, những yếu tố kém thanh khoản hơn đã bị loại bỏ khỏi tỷ số này sẽ thể hiện về khả năng trả nợ tức thời của doanh nghiệp.

Nếu tỷ số này >1 thì doanh nghiệp quá đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để kịp thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi có biến cố. Vì nếu doanh nghiệp giữ một lượng tiền quá lớn chứng tỏ hiệu quả luân chuyển tiền mặt của doanh nghiệp không cao hoặc doanh nghiệp đang tích lũy một nguồn vốn đủ lớn để phục vụ cho kế hoạch tương lai. 

Nếu một doanh nghiệp có tỷ số này <1 thì đừng vội có cái nhìn tiêu cực. Một số doanh nghiệp có lượng tiền và tương đương tiền thấp, nhưng nếu hiệu suất hoạt động tốt thì tính thanh khoản của doanh nghiệp cũng sẽ tốt. 

Tỷ số thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio)

Tỷ số thanh toán lãi vay đo lường những gì công ty đang làm ra có đủ để hoàn trả lại cho các chủ nợ hay không. Đối với những doanh nghiệp mà dùng margin cao hay vay nợ nhiều, nhà đầu tư nên tính toán chỉ số thanh toán lãi vay như một thước đo về biên độ an toàn để dự phòng cho những tình huống đột ngột như chu kỳ kinh tế thay đổi, doanh nghiệp có tỷ số này quá thấp thì khả năng vỡ nợ trong bối cảnh trên sẽ rất lớn. 

 

Trên đây là đôi nét về nhóm chỉ số thanh toán. Nhóm chỉ số này vẫn có những hạn chế nhất định, vì vậy các nhà đầu tư cần hiểu rõ về đặc điểm ngành, doanh nghiệp để có thể đánh giá đúng nhất khi áp dụng nhóm tỷ số thanh toán này vào việc ra quyết định đầu tư.  

 

=> Xem thêm: Khóa học chứng khoán Miễn Phí Let's Investing K10 - Hành trình đầu tư hiệu quả và bền vững