Biên lợi nhuận gộp là chỉ số chắc hẳn không còn xa lạ gì với các nhà đầu tư. Với công thức rất đơn giản. Vậy tại sao chỉ số biên lợi nhuận gộp lại mang nhiều ý nghĩa và cụ thể những ý nghĩa đó là gì, bài viết dưới đây có thể sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thêm nhiều góc nhìn về chỉ số “đơn giản” này. 

Biên lợi nhuận gộp là gì?

Khi bạn bán 1 cốc nước giá 100 đồng, giá vốn để sản xuất cốc nước đó là 60 đồng, vây lợi nhuận gộp sẽ là 40 đồng hay biên lợi nhuận gộp sẽ là 40%. Có thể hiểu đơn giản biên lợi nhuận gộp chính là lợi nhuận đến từ core kinh doanh của doanh nghiệp (hay chính là lợi nhuận đến chỉ từ việc sản xuất nước để bán như ví dụ trên). 


Tại sao lại không dùng lợi nhuận ròng hay biên lợi nhuận ròng cho nhanh khi mà nó mới là cái doanh nghiệp chuyển hóa doanh thu thành lợi nhuận cuối cùng? Nếu chúng ta sử dụng lợi nhuận ròng hay biên lợi nhuận ròng thì rất có thể khả năng sinh lời sẽ bị đánh giá một cách méo mó bởi lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác, cái mà không liên quan đến core kinh doanh của doanh nghiệp (những thứ mà rất dễ bị “xào nấu” trong báo cáo tài chính). 


=> Nắm bắt bí quyết sống sót trong Downtrend với khóa học miễn phí Let's Investing K6. Nằm lòng BÍ QUYẾT giao dịch hiệu quả, tránh xa rủi ro và đón đầu những cơ hội tốt nhất. Bắt đầu tư 8/8 - 12/8/2022. Đăng ký tại: Đăng ký học đầu tư chứng khoán miễn phí - Let’s Investing


Những yếu tố tác động đến biên lợi nhuận gộp

Dễ thấy rằng biên lợi nhuận gộp sẽ bị tác động bởi 2 yếu tố cơ bản: Giá bán và Giá vốn. Mặc dù rất cơ bản nhưng nếu chúng ta đi sâu vào 2 yếu tố này thì thực sự nó lại là cả một bầu trời ý nghĩa. Và mình xin gói gọn vào 2 lý do sau: 

Bối cảnh thị trường 

Dù muốn hay không thì lợi nhuận của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào và giá bán đầu ra của sản phẩm. Đầu năm 2022 là khoảng thời gian chứng kiến sự biến động mạnh từ giá hàng hóa, những doanh nghiệp có liên quan đến những hàng hóa này đều có những tác động không nhỏ về mặt lợi nhuận. Và biên lợi nhuận gộp là chỉ số thể hiện rõ nhất mức độ biến động của giá hàng hóa trên. Tất nhiên, đối với từng doanh nghiệp thì giá hàng hóa biến động sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau vậy nên nhà đầu tư nên hiểu thật rõ về cơ cấu doanh thu, chi phí của từng doanh nghiệp để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của yếu tố này lên biên lợi nhuận.  

Một ví dụ đó là các công ty ngành phân bón như DPM, DCM hay ngành hóa chất như DGC, đều là những công ty được hưởng lợi rất lớn khi giá các mặt hàng về phân bón, hóa chất tăng mạnh đồng thời các công ty này vẫn giữ một số lượng hàng tồn kho nhất định làm cho biên lợi nhuận gộp tăng mạnh. Có thể thấy giá cổ phiếu của những công ty này tăng rất mạnh thể hiện tính đầu cơ theo giá hàng hóa rất cao trong giai đoạn vừa rồi, tuy nhiên việc biên lợi nhuận gộp tăng giảm theo yếu tố này thường mang tính chu kỳ và nó tiềm ẩn những rủi ro mà doanh nghiệp khó có thể lường trước được hết. 


=> Tham khảo thêm: Nhóm chỉ số thanh toán - Chỉ số thể hiện sức khỏe tài chính doanh nghiệp


Sở hữu chuỗi giá trị lớn

1. Doanh nghiệp nào có chuỗi giá trị dài hơn hoặc có lợi thế về quy mô, lợi thế về công nghệ sẽ có biên lợi nhuận cao hơn

Có thể kể đến một case study rất phổ biến như HPG, đây là doanh nghiệp đứng đầu ngành thép hiện nay, HPG đang sở hữu một quy trình sản xuất khép kín (làm chủ từ quặng, nguồn điện cho đến nhà máy, cảng biển) và điều này sẽ giảm đáng kể chi phí về giá vốn cho HPG dẫn đến biên lợi nhuận qua các năm cao hơn nhiều so với 2 doanh nghiệp cùng ngành là HSG và NKG. 


2. Biên lợi nhuận gộp còn nói lên được đặc trưng của ngành

Những ngành mà có rào cản ra nhập ngành lớn sẽ có biên lợi nhuận gộp cao hơn, ví dụ như VLW, một công ty ngành nước năm 2020 có biên lợi nhuận gộp lên đến 65%. Trái ngược là những công ty ngành nhựa bao bì, điển hình ở đây là AAA, mặc dù AAA còn mở rộng sang những mảng kinh doanh có biên lợi nhuận gộp cao hơn nhưng core kinh doanh của AAA là mảng sản xuất bao bì, một ngành rất phân mảnh khi có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này, năm 2021 biên lãi gộp của AAA chỉ chưa đến 10%. 

3. Hoàn thiện thêm chuỗi giá trị hoặc việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm

Điều này cũng có thể làm đưa biên lợi nhuận gộp lên một tầm cao mới. Những doanh nghiệp như thế này thường sẽ là những khoản đầu tư hấp dẫn trong dài hạn khi tạo lập được những lợi thế cạnh tranh bền vững. Một vài ví dụ về những doanh nghiệp như vậy là HPG, STK,...

Biên lợi nhuận gộp là một chỉ số mang rất nhiều ý nghĩa, để sử dụng nó một cách tốt nhất thì nhà đầu tư nên hiểu rõ được những yếu tố tạo nên biên lợi nhuận gộp, đặc trưng của ngành và vị thế cũng như đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp. Và nhà đầu tư nên so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc với chính doanh nghiệp đó trong quá khứ để đưa ra những đánh giá, nhận định phù hợp phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư của mình.  


=> Xem thêm: Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản